Táo bón là gì? Nguyên nhân, cách phòng tránh và cách trị táo bón

Táo bón là một chứng bệnh có thể gặp phải ở bất kì độ tuổi nào. Nếu bạn không đi đại tiện trên ba lần một tuần có thể bạn đã bị táo bón đấy. Vậy táo bón là gì, hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu nhé.

Táo bón là gì?

Táo bón hay bón là một loại bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Đi kèm với đó là các triệu chứng phân khô, cứng dẫn đến khó đi đại tiện cùng với cảm giác đau rát hậu môn, thời gian đi và rặn phân lâu. Thường kéo dài hoặc nhiều ngày mới đi một lần (ít hơn 3 lần/tuần).

Tình trạng này thường tự khỏi sau một thời gian ngắn và không quá nghiêm trọng khi thay đổi chế độ ăn uống, thói quen đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài là sự cảnh báo về một số bệnh lý dẫn đến hậu quả khó lường, vậy nên cần đến ngay bệnh viện để khám.

Táo bón hay bón là một loại bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa
Táo bón hay bón là một loại bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa

Nguyên nhân gây táo bón

Nhịn đi vệ sinh

Thông thường, mọi người sẽ đi vệ sinh bất cứ khi nào cần. Tuy nhiên, có một số trương hợp do công việc quá bận rộn hoặc chưa kịp đi khiến bạn nhịn lại. Lâu ngày dễ dẫn đến tình trạng táo bón.

Khi trực tràng đầy phân, một tín hiệu gửi đến vỏ não khiến bạn có cảm giác muốn đi. Nếu bạn không tống phân ra ngoài, ruột sẽ tái hấp thu nước cho đến khi phân được thải ra. Điều này làm phân khô, cứng hơn trong quá trình xuất phân, dẫn đến việc bị bón.

Nhịn lâu ngày dễ dẫn đến tình trạng táo bón
Nhịn lâu ngày dễ dẫn đến tình trạng táo bón

Dư canxi

Uống quá nhiều viên bổ sung canxi làm giảm nhu động của ruột, dẫn đến việc phân bị trữ lại trong ruột lâu hơn làm ruột tái hấp thụ lại nước. Từ đó, khiến phân trở nên khô và cứng hơn dẫn đến việc bị táo bón.

Mỗi ngày, bạn chỉ nên bổ sung tầm 1.000mg canxi từ các thực phẩm như ngũ cốc, phô mai, sữa,… Tuy nhiên, nếu có nhu cầu cao về canxi hay cần uống viên canxi thì bạn nên sử dụng canxi citrate thay vì canxi cacbonat. Bởi nồng độ của canxi cacbonat khá cao, ảnh hướng đến nhu động ruột dễ gây táo bón.

Uống quá nhiều viên bổ sung canxi làm giảm nhu động của ruột
Uống quá nhiều viên bổ sung canxi làm giảm nhu động của ruột

Uống quá nhiều sắt

Nồng độ sắt cao có thể làm giảm nhu động trực tràng từ đó gây nên việc táo bón. Bạn chỉ cần khoảng 8mg sắt mỗi ngày nhờ thịt, hải sản, các loại đậu và cải bó xôi.

Nếu ở nam giới xuất hiện tình trạng máu thiếu sắt thì bạn cũng đừng nên tùy tiện uống viên bổ sung sắt, bởi đây có thể là dấu hiện của tình trạng mất máu rỉ rả ở hệ tiêu hóa.

Bạn chỉ cần khoảng 8mg sắt mỗi ngày
Bạn chỉ cần khoảng 8mg sắt mỗi ngày

Chế độ ăn nhiều béo, ít xơ

Một trong những nguyên nhân gây táo bón có thể kể đến là do ăn nhiều chất béo. Ăn quá nhiều phô mai khiến bạn không đi đại tiện được trong vài ngày. Đó là do phô mai chứa nhiều chất béo và không có chất xơ, chất béo làm nhu động ruột giảm gây táo bón.

Để khắc phục tình trạng đó, bạn nên ăn nhiều các chất xơ từ các loại rau củ như khoai lang luộc, chuối tiêu, bưởi,… Chất xơ là thành phần quan trọng giúp dễ tống phân ra do các sợi xơ kéo nước vào ống tiêu hóa, tích tụ trong phân làm phân mềm hơn.

Một trong những nguyên nhân gây táo bón có thể kể đến là do ăn nhiều chất béo
Một trong những nguyên nhân gây táo bón có thể kể đến là do ăn nhiều chất béo

Bất đồng vận cơ sàn chậu

Để tống phân ra ngoài, các cơ vùng bụng thường co lại, trong khi đó cơ vùng sản chậu sẽ dãn ra. Tuy vậy, những người bị bất đồng vận cơ sàn chậu (một triệu chứng làm rối loạn chức năng sàn chậu) không thể thực hiện động tác trên.

Chứng này sẽ làm các cơ vùng bụng co không đủ mạnh hoặc cơ sàn chậu không dãn ra được. Làm vòng hậu môn căn lên bất thường, phân không thể tống ra hoàn toàn. Đa phần, mọi người sẽ không ý thức được tình trạng này.

Chứng này sẽ làm các cơ vùng bụng co không đủ mạnh hoặc cơ sàn chậu không dãn ra
Chứng này sẽ làm các cơ vùng bụng co không đủ mạnh hoặc cơ sàn chậu không dãn ra

Trầm cảm – thuốc chống trầm cảm

Theo nghiên cứu, có khoảng 33% bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm bị chứng bón. Đó là do tâm trạng hay lo âu, chế độ ăn uống không phù hợp làm quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm và ảnh hưởng đến nhu động ruột gây táo bón.

Thuốc chống trầm cảm cũng có thể khiến bạn bị chứng táo bón. Đó là do hoạt tính anticholinergic (ức chế phó giao cảm), nhất là thuốc chống trầm cảm ba vòng. Chất này gây ức chế acetylcholine (chất dẫn truyền thần kinh) gắn với thụ thể trên tế bào.

Acetylcholine giữ vai trò trong quá tình co thắt cơ hệ ruột và vận chuyển thức ăn. Vậy nên ức chế acetylcholine làm ruột bạn giảm hoạt động, thức ăn sẽ tồn lại lâu hơn trong ruột, phân sẽ khó xuất ra ngoài.

Xem thêm: Sức khỏe tinh thần là gì? Cách cải thiện sức khoẻ tinh thần

Theo nghiên cứu, có khoảng 33% bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm bị chứng bón
Theo nghiên cứu, có khoảng 33% bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm bị chứng bón

Phụ thuộc thuốc nhuận tràng

Thi thoảng bạn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn lệ thuộc vào nó, nó sẽ khiến tình trạng của bạn tồi tệ hơn.

Liều thuộc nhuận trạng có thể làm giảm sự nhạy cảm của ruột, khiến ruột không hoạt động bình thường nếu thiếu thuốc. Dẫn đến việc bạn không thể đi vệ sinh bình thường.

Nếu bạn lệ thuộc vào thuốc, nó sẽ khiến tình trạng của bạn tồi tệ hơn
Nếu bạn lệ thuộc vào thuốc, nó sẽ khiến tình trạng của bạn tồi tệ hơn

Đái tháo đường

Theo một nghiên cứu ở Brazil vào năm 2014, có khoảng 1/3 bệnh nhân đái tháo đường bị chứng bón. Thực tế, tiểu đường là một lý do dẫn đến táo bón. Những người bị đái tháo đường lâu năm sẽ bị tổn thương thần kinh, trong đó bao gồm hệ thần kinh ruột, làm nhu động ruột giảm, cảm giác trực tràng kém nhạy, dẫn đến táo bón.

Có khoảng 1/3 bệnh nhân đái tháo đường bị chứng bón
Có khoảng 1/3 bệnh nhân đái tháo đường bị chứng bón

Thuốc giảm đau opioid

Khoảng 50% người sử dụng thuốc giảm đau opioid đều gặp phải tình trạng táo bón, bởi thuốc này tác động đến hệ ruột. Opioid làm giảm nhu động ruột, khiến phân tồn lâu dẫn đến mất nước.

Song sóng đó, opioid còn khiến hệ tiêu hóa giảm sự tiết dịch vào lòng ống. Hai vấn đề trên khiến phân khô cứng khó tống ra ngoài. Việc khó đi vệ sinh lâu ngày có thể là biểu hiện của người bệnh nguy hiểm. Nếu gặp bất thường thời gian dài, bạn nên đi đến khám bác sĩ ngay nhé.

Khoảng 50% người sử dụng thuốc giảm đau opioid đều gặp phải tình trạng táo bón
Khoảng 50% người sử dụng thuốc giảm đau opioid đều gặp phải tình trạng táo bón

Triệu chứng của người bị bệnh táo bón

Tình trạng này có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, những triệu chứng của nó có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, một trong số đó là:

  • Luôn có cảm giác muốn đi đại tiện, nhưng rất khó đi đại tiện hoặc đi không ra hết phân.
  • Số lần đi đại tiện giảm đi rất nhiều, thông thường là dưới 3 lần/tuần, trường hợp nặng thì 5 – 6 ngày/lần.
  • Bụng thường có cảm giác căng chướng, hậu môn luôn ở trạng thái căng tức.
  • Tinh thần người bệnh luôn khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt. Bệnh nhân luôn ngủ không yên, mệt mỏi, căng thẳng khi đi tiêu.
  • Đau lưng lây lan từ việc bụng bị chướng.
Bụng thường có cảm giác căng chướng, hậu môn luôn ở trạng thái căng tức
Bụng thường có cảm giác căng chướng, hậu môn luôn ở trạng thái căng tức

Cách chăm sóc và phòng tránh táo bón

Không nhịn đi đại tiện

Trì hoãn việc đi đại tiện sẽ gây áp lực lên hậu môn trực tràng khiến tình trạng táo bón ngày càng trầm trọng. Bên cạnh đó, người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định mỗi ngày để xây dựng thói quen khoa học.

Nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định mỗi ngày
Nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định mỗi ngày

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Đây là chìa khóa để điều trị bệnh táo bón. Bệnh nhân nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, trong đó có các loại nước ép trái cây. Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống như ăn nhiều rau củ, trái cây,… Không uống rượu bia, nước ngọt, không ăn hay uống thực phẩm nhiều đường.

Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống như ăn nhiều rau củ, trái cây,...
Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống như ăn nhiều rau củ, trái cây,…

Tập thể dục

Hãy thử tập những bài tập có tác dụng với những vị trí từ đầu gối đến ngực. Những vị trí này hỗ trợ kích hoạt nhu động ruột. Bệnh nhân nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày tùy theo tình trạng sức khỏe.

Xem thêm: Tập tư thế gác chân lên tường trong Gentle Yoga để cải thiện tiêu hóa

Bệnh nhân nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày
Bệnh nhân nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày

Ăn gì trị táo bón?

  • Trái cây:

Bơ, táo hay chuối là những loại quả tốt cho hệ tiêu hóa. Trong đó, táo là loại trái cây được khuyến khích cho mẹ bầu vì chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin thiết yếu như axit malic, tannin và chất xơ.

Bên cạnh đó thì còn có một số loại quả mọng nước như dâu tây, mâm xôi, việt quất đều rất tốt bởi có nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và ít calo. Bạn có thể ăn sau bữa ăn, salad hay ăn nhẹ, ăn đêm.

  • Rau xanh:

Các loại rau xanh đều chứa hàm lượng chất xơ khá cao như bắp cải, súp lơ,…Nếu bắp cải giúp thải độc tố từ đường tiêu hóa thì chỉ với một ly nước ép súp lơ lượng cholesterol trong cơ thể của bạn sẽ có thể giảm đáng kể.

Các loại rau xanh đều chứa hàm lượng chất xơ khá cao như bắp cải, súp lơ,...
Các loại rau xanh đều chứa hàm lượng chất xơ khá cao như bắp cải, súp lơ,…
  • Sữa chua:

Sữa chua là một chế phẩm sinh học (như Bifidobacterium longum hoặc Bifidobacterium animalis). Việc sử dụng sữa chua hằng ngày giúp quá trình đi đại tiện được dễ dàng hơn.

  • Nước chanh ấm pha muối hoặc trà chanh mật ong:

Mỗi buổi sáng thức dậy bạn nên uống một ly nước chanh ấm pha chút muối. Nước chanh có thể giúp bạn làm sạch ruột, đồng thời muối cũng sẽ giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn. Uống một cốc nước chanh ấm thêm chút muối khi vừa ngủ dậy giúp bạn ngăn ngừa chứng táo bón.

Mỗi buổi sáng thức dậy bạn nên uống một ly nước chanh ấm pha chút muối
Mỗi buổi sáng thức dậy bạn nên uống một ly nước chanh ấm pha chút muối
  • Ngũ cốc – các loại hạt:

Ngũ cốc cũng là một nguồn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ. Thông thường, bạn nên bổ sung 20 – 35g chất xơ mỗi ngày, vậy nên ngũ cốc cũng là một lựa chọn không tồi để giúp bạn bổ sung đủ chất.

  • Nước:

Đây là thành phần không thể thiếu để trị chứng táo bón. Nước giúp hỗ trợ nhu động ruột. Vậy nên nếu uống không đủ nước, dễ dẫn đến chứng táo bón. Hãy uống đủ 10 – 12 cốc nước mỗi ngày để không mắc phải chứng bệnh này nhé.

Nước là thành phần không thể thiếu để trị chứng táo bón
Nước là thành phần không thể thiếu để trị chứng táo bón

Xem thêm: 

Qua những thông tin mà DINHNGHIA đã cung cấp trên, hi vọng bạn đã nắm được táo bón là gì cũng như những biểu hiện của chứng bệnh này. Hãy cố gắng ăn uống và tập thể dục điều độ để không mắc phải triệu chứng này nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang