Nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử, được cai trị bởi các vua Hùng, có tất cả 18 đời vua đều gọi là Hùng Vương. Đây là những kiến thức cơ bản mà mọi người được học về nước Văn Lang lớp 4. Vậy mọi người có còn nhớ lịch sử dựng nước Văn Lang? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN điểm lại kiến thức về lịch sử nước Văn Lang nhé!
Nội dung bài viết
Nhà nước Văn Lang ra đời khi nào?
Vào khoảng thế kỷ VII trước công nguyên(năm 2879 TCN), dựa trên cơ sở phát triển của văn hóa Đông Sơn, nhà nước Văn Lang ra đời. Đến khoảng thế kỷ III (TCN), nhà nước Văn Lang suy yếu, nhân cơ hội đó Thục Phán An Dương VƯơng thống nhất Lạc VIệt và u Việt. Từ đó, nhà nước u Lạc ra đời lấy Cổ Loa làm kinh đô.
Đại Việt Sử ký toàn thư có viết lại rằng, vào thế ký XV, Lạc Long Quân và u Cơ sinh 100 người con trai và 50 theo cha, 50 theo mẹ. Người con cả được lên làm Vua, huy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô tại Bạch Hac, Phú Thọ.
Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang
Lúc bấy giờ nhà nước Văn Lang là tại các khu vực sông lớn ở các vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Được cai quản bởi các thủ lĩnh, bộ lạc. Nhưng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa các chiềng, chạ về sự phân chia của cải. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp của người dân tại đây gặp nhiều khó khăn do lũ lụt, mưa bão. Ngay lúc này, cần nhất người chỉ huy để chỉ đạo sản xuất, chống xung đột,… Vì vậy, nhà nước Văn Lang ra đời trong bối cảnh trên.
Tổ chức bộ máy của nhà nước Văn Lang
Đầu tiên, nhà nước Văn Lang là dạng nhà nước sơ khai, tại đây quyền lực chưa xuất hiện, được thể hiện qua phong tục thuần hậu, mộc mạc. Bộ máy tổ chức còn khá đơn giản, đứng đầu nhà nước là Vua (Hùng Vương) theo hình thức “cha truyền con nối”.
Dưới vua – Hùng Vương là giúp việc cho Hùng Vương gồm Lạc Hầu, Lạc tướng. Với nhiệm vụ trực tiếp cai quản các Bộ. Trong đó có 15 Bộ. Bên dưới Bộ là các công xã nông thôn. Đứng đầu kẻ, chạ, chiềng là các bồ chính (Già làng).
Bên cạnh bồ chính có một nhóm người hình thành một tổ chức có nhiệm vụ như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của công xã nông thôn. Mỗi công xã có nơi trung tâm hội họp, sinh hoạt cộng đồng. Nhà nước Văn Lang có tổ chức bộ máy nhà nước đơn giản, chưa có luật pháp hay quân đội. Vũ khí thô sơ được sử dụng như gậy độc, đá, vũ khí cộng đồng,…
Các đời vua Hùng của nhà nước Văn Lang
Theo WIKIPEDIA thì Triều đại Hùng Vương được truyền qua 18 đời, gồm các vị sau:
Hùng Đức Vương – Người con cả của Lạc Long Quân, thuộc chi Khảm. Thành lập Vương triều thứ nhất.
- Hùng Hiền vương – Thành lập Vương triều thứ hai.
- Hùng Lân vương (? – 2253 TCN) – Thành lập Vương triều thứ ba.
- Hùng Diệp vương (2254 – 1913 TCN) – Thành lập Vương triều thứ tư.
- Hùng Hi vương (1912 – 1713 TCN) – Thành lập Vương triều thứ tư.
- Hùng Huy vương (1712 – 1632 TCN) – Thành lập Vương triều thứ sáu..
- Hùng Chiêu vương (1631 -1432 TCN) – Thành lập Vương triều thứ bảy.
- Hùng Vĩ vương (1431 – 1332 TCN) – Thành lập Vương triếu thứ tám.
- Hùng Định vương (1331 – 1252 TCN) – Thành lập Vương triều thứ chín.
- Hùng Hi vương (1251 – 1162 TCN) – Thành lập Vương triều thứ mười.
- Hùng Trinh vương (1161 – 1055 TCN) – Thành lập Vương triều thứ mười một.
- Hùng Vũ vương (1054 – 969 TCN) – Thành lập Vương triều thứ mười hai.
- Hùng Việt vương ( 968 – 854 TCN) – Thành lập Vương triều thứ mười ba.
- Hùng Anh vương (853 – 755 TCN) – Thành lập Vương triều thứ mười bốn.
- Hùng Triêu vương (754 – 661 TCN) – Thành lập Vương triều thứ mười lăm.
- Hùng Tạo vương (660 – 569 TCN) – Thành lập Vương triều thứ mười sáu.
- Hùng Nghị vương (568 – 409 TCN) – Thành lập Vương triều thứ mười bảy.
- Hùng Duệ vương (408 – 258 TCN) – Thành lập Vương triều thứ mười tám.
Các bộ của nhà nước Văn Lang
Cả nước Văn Lang được chia thành 15 Bộ, trong đó đứng đầu là vua Hùng Vương, phụ giúp việc là Lạc Hầu và Lạc tướng. Đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng. Dưới bộ (quận) là các công xã nông thôn, được gọi là kẻ, chiềng, chạ. Trong đó, đứng đầu kẻ, chiềng, chạ là các bồ chính, tức là người đứng đầu của làng. Các bồ chính chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động trong làng.
Có thể sơ đồ hoá cơ cấu hành chính thời Hùng Vương như sau: Vua Hùng – Lạc Hầu – Lạc Tướng – 15 bộ.
Chi tiết 15 bộ như sau:
- Văn Lang (Bạch Hạc – Việt Trì);
- Châu Diên (Sơn Tây – Hà Tây);
- Phúc Lộc (Sơn Tây – Hà Tây);
- Tần Hưng (Hưng Hoá);
- Vũ Định (Thái Nguyên – Cao Bằng);
- Vũ Ninh (Bắc Ninh);
- Lục Hải (Lạng Sơn);
- Ninh Hải (Hưng Yên – Hải Dương – Quảng Ninh);
- Dương Tuyền (Hải Dương);
- Giao Chỉ (Hà Nội – Hưng Yên – Nam Định – Ninh Bình – Hà Nam);
- Cửu Chân (Thanh Hoá);
- Hoài Hoan (Nghệ An);
- Cửu Đức (Hà Tĩnh)
- Việt Thường (Quảng Bình – Quảng Trị)
- Bình Văn
Những thành tựu nổi bật của nhà nước Văn Lang
Về nông nghiệp
Nhà nước Văn Lang có một số thành tựu trong nền nông nghiệp lúc bấy giờ như sau:
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, người dân Văn Lang đã biết trồng lúa nước, tận dụng thủy triều để làm ruộng(ruộng bậc thang). Họ đã biết cách công cụ sử dụng trong nông nghiệp như cày, cuốc, mai, thuổng để cày, bừa, trồng trọt. Biết cách sử dụng sức trâu, bò thay sức người, giúp phát triển đời sống tinh thần và vật chất.
Cư dân Văn Lang biết sử dụng ống tre thổi cơm, làm bánh, ủ rượu, sử dụng củ sắn, khoai làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Về phong tục tập quán
Phong tục tập quán của người dân Văn Lang đó là ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, và xăm mình. Tục xăm mình bắt nguồn từ việc người dân ở rừng núi khi ra sông ngoài đánh bắt cá thì bị giao long làm hại. Sau khi tau vua Hùng thì được chỉ bảo rằng loài rồng là cùng đồng bọn với thủy tộc khác nên chúng thích đồng và ghét dị nên mới xâm hại, nên bèn chỉ cách lấy mực xăm hình thủy quái lên người để tránh bị rồng cắn.
Cư dân Văn Lang cũng sùng bái tự nhiên, thờ thần Sông, thần Núi, thần mặt trời,… nên việc người Việt có tín ngưỡng phồn thực thể hiện được niềm tin con người được sinh sôi nảy nở. phát triển nòi giống, sản xuất thịnh vượng, bội thu mùa màn.
Người Việt cổ cúng tổ tiên, sùng kính các vị anh hùng, người có công với nước như việc thờ Thánh Gióng, Tản Viên,… Trong đó ngày quan trọng để nhớ về cội nguồn vẫn là ngày giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 -3 âm lịch hằng năm.
Về trang phục và vũ khí
Thời sơ khai, người dân Văn Lang biết lấy vỏ cây làm áo mặc, phụ nữ mặc áo váy, nam đóng khố. Biết sáng chế, chế tạo thủ công dụng cụ xe sợi bằng đất nung lên. Nam và nữ đều yêu thích sử dụng trang sức làm phụ kiện. Biết gác cây làm nhà, giống nhà sàn hiện nay để che mưa, che gió, tránh thú dữ.
Trống đồng Đông Sơn
Trống đồng Đông Sơn được xem là thành tựu to lớn về nền văn hóa của triều đại Hùng Vương. Người dân Văn Lang biết sử dụng Đồng đúc trống. Truyền thuyết kể lại răng, khu vực phía Bắc nước ta đa dạng các mỏ khoáng sản tự nhiên như vàng, bạc, đồng,… Một số mỏ dễ khai thác thủ công nhất là đồng. Văn hóa đồ đồng phát triển dựa trên cơ sở thuận lợi đó. Người dân ở thời kỳ này thường có các buổi lễ như lễ “khánh thành” trống đồng, lễ chiêu hồn, đám tang, lễ cầu mùa, giã gạo, đánh trống, bơi chải,…
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang còn rất sơ khai nhưng đã phần nào đánh dấu cho bước phát triển mạnh mẽ cho thời đại lịch sử của Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ dựng nước và giữ nước của người Việt, cho nền văn minh sông Hồng.
Xem thêm:
- Nước Đại Việt thời Lê Sơ: Tình hình Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội
- Giải đáp thắc mắc Bình Tây đại nguyên soái là ai?
- Khởi nghĩa Bãi Sậy là gì? Nguyên nhân, Diễn biến, Ý nghĩa
Dù còn ở hình thức bộ máy nhà nước sơ khai và có phần sớm với sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc, nhưng nước Văn Lang đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa thời đại trong lịch sử Việt Nam – mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc