SpO2 là một trong những chỉ số sức khỏe được các bác sĩ khuyến cáo nên đặc biệt quan tâm và chú ý. Vậy chỉ số SpO2 là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta? Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Chỉ số SpO2 là gì?
SpO2 là viết tắt của Saturation of peripheral oxygen, biểu thị tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Chỉ số SpO2 có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người và có thể được đo bằng phép đo xung.
Chỉ số SpO2 ở người bình thường là bao nhiêu?
Đối với người bình thường, chỉ số này sẽ dao động trong khoảng 95 – 100%. Nếu giá trị SpO2 ở dưới mức 95%, điều này cảnh báo oxy hóa máu kém, hay còn biết đến dưới tên gọi tình trạng máu thiếu oxy.
Chỉ số SpO2 có vai trò quan trọng ra sao?
Trong hồi sức cấp cứu
Phát hiện ngộ độc khí CO
Khí CO là loại khí độc thường được sản sinh từ quá trình đốt than. Ngộ độc khí CO sẽ làm giảm HbO2 (hemoglobin có gắn oxy), khiến độ bão hòa oxy trong máu giảm. Máy đo chỉ số SpO2 có thể chẩn đoán chính xác người bệnh có bị nhiễm độc khí CO không.
Chẩn đoán huyết áp thấp
Chỉ số SpO2 cho phép chúng ta biết khi nào áp lực mạch máu giảm thấp đến 30mmHg, dấu hiệu của huyết áp thấp. Bên cạnh vị trí thường thấy như ngón tay, bác sĩ có thể sử dụng đầu dò đo chỉ số SpO2 trên trán bệnh nhân do nó phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi SpO2.
Chẩn đoán thiếu máu
Thiếu màu là tình trạng hemoglobin trong máu giảm thấp hơn so với mức bình thường. Trong trường hợp không xảy ra tình trạng thiếu máu, máy đo oxy dựa vào mạch đập sẽ đưa ra kết quả chỉ số SpO2 chính xác.
Phát hiện giảm thông khí
Thông qua các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, chỉ số SpO2 là một dấu hiệu đáng tin cậy trong việc đánh giá tình trạng thông khí khi bệnh nhân đang thở bình thường
Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý hô hấp
Theo dõi chỉ số SpO2 là cần thiết để người bệnh nắm rõ lượng oxy trong máu, từ đó, biết được khi nào cần thêm oxy cho cơ thể và chuẩn bị những biện pháp xử lý kịp thời nếu lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Các yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác khi đo SpO2
Thực tế trong một số trường hợp, độ chính xác của chỉ số SpO2 có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:
- Độ sai lệch của thiết bị đo (thường là ± 2%).
- Hemoglobin bất bình thường.
- Bệnh nhân chuyển động khi đo.
- Tình trạng giảm tưới máu mô do choáng, sử dụng thuốc gây co mạch hoặc hạ thân nhiệt nghiêm trọng.
- Bị nhiễu ánh sáng trong phòng khi đo.
- Sắc độ của móng tay, móng chân (nếu sử dụng dụng cụ đo SpO2 bằng cách kẹp vào đầu ngón tay, ngón chân).
Một số triệu chứng thường gặp khi SpO2 giảm
Bạn có thể đang gặp phải tình trạng thiếu oxy trong máu khi xuất hiện những triệu chứng sau:
- Màu sắc da thay đổi.
- Trí nhớ suy giảm, hay nhầm lẫn.
- Ho.
- Nhịp tim thất thường.
- Khó thở, thở nhanh, thở khò khè.
Những cách làm tăng chỉ số SpO2 cho cơ thể
Luyện tập hít thở đúng cách
Hít thở đúng cách giúp hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả, đẩy oxy lưu thông trong máu được tiến hành trơn tru, hạn chế tình trạng thiếu hụt oxy trong máu.
Ngồi, nằm, đứng đúng tư thế
Tư thế đứng, ngồi, nằm có ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình lưu thông oxy trong máu của cơ thế. Hãy luôn giữ tư thế đúng, tránh gù lưng, co người quá lâu trong ngày.
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
Rèn luyện thể lực giúp sức khỏe bền bỉ và dẻo dai hơn. Hơn thế nữa, chăm chỉ vận động giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động năng suất và hiệu quả, không khí được điều hòa tích cực, giữ chỉ số SpO2 được ổn định.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh có tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất và tăng cường tuần hoàn máu, đồng thời cải thiện mức độ bão hòa oxy trong máu
Tránh xa thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều khí CO có hại đến cơ thể, không chỉ tránh sử dụng thuốc lá, bạn nên hạn chế ở cạnh không gian chứa nhiều khói thuốc để không rơi vào trường hợp hít thuốc thụ động.
Nâng cao chất lượng không khí tại nhà
Cải thiện không khí hấp thụ vào cơ thể là điều vô cùng quan trọng. Ưu tiên giữ gìn nơi ở sạch sẽ, thoáng khí, một chiếc máy lọc không khí khỏi bụi bẩn, bụi mịn cũng là điều rất đáng cân nhắc.
Hướng dẫn đo SpO2 trên smartwatch
Bạn cần tiến hành thao tác đo SpO2 trên smartwatch bằng cả điện thoại và chiếc đồng hồ thông minh đang sử dụng:
- Trên điện thoại: Mở ứng dụng Sức khỏe, chọn Duyệt, bấm vào Hô hấp, chọn Oxy trong máu và tiến hành cài đặt Blood Oxygen.
- Trên smartwatch: Chọn Sức khỏe, nhấn vào Blood Oxygen, bấm Start. Chờ trong khoảng 15 – 30s để đồng hồ thực hiện đo và báo cáo kết quả, nhấn Done để kết thúc quá trình.
Xem thêm:
- Pulse Ox là gì? Khi nào nên sử dụng tính năng Pulse Ox?
- Chất béo xấu là gì? Chất béo xấu có trong thực phẩm nào?
- Giày Ultra Boost là gì? Các điểm nổi bật của công nghệ Ultra Boost
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc chỉ số SpO2 là gì? Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và thú vị về chỉ số sức khỏe quan trọng này!