Để so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo trong thế giới sinh học, bạn cần dựa vào nhiều yếu tố. Vậy rêu và tảo có những điểm khác nhau cơ bản nào? Nếu vai trò của tảo và rêu? Để tìm hiểu cụ thể và chi tiết hơn, các bạn hãy cùng đến với những so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo trong bà i viết sau đây của DINHNGHIA.Com.Vn nhé!
Nội dung bài viết
Khái niệm rêu là gì? Đặc điểm cơ bản của rêu
Rêu là gì?
Rêu (có tên gọi tiếng Anh là Bryophyte) là từ ngữ chung để gọi một nhóm trong thực vật có phôi. Rêu cũng là loại thực vật có cấu tạo bởi các mô và hệ thống sinh sản.
Tuy nhiên, nó không có mô mạch để có thể lưu thông các chất lỏng. Vì vậy, các loại rêu thường không có hoa cũng như không sản sinh ra hạt và nó sinh sản nhờ các loại bào tử.
Đây cũng được xem là một trong những điểm khác biệt của rêu khi so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo.
Những đặc điểm chung cơ bản của rêu
So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo, bạn sẽ nhận ngay ra những đặc điểm chung nổi bật của ngành rêu. Cụ thể những đặc điểm đó được thể hiện như sau:
- Môi trường sống: Rêu thường sống ở những nơi đất ẩm ướt vì đây là môi trường phù hợp với cấu tạo của rêu và điều kiện thuận lợi để chúng sinh sôi, phát triển.
- Cơ quan sinh dưỡng: Rêu có thân ngắn và không có sự phân cành. Cùng với đó, rêu còn có cấu tạo lá nhỏ, mỏng và rễ giả nên có khả năng hút nước rất tốt. Ngoài ra, rêu còn là thực vật chưa có mạch dẫn so với các loài khác hiện nay.
- Cơ quan sinh sản: Rêu có cơ quan sinh sản nằm ở túi bào tử nằm ở ngọn cây. Vì vậy, rêu sinh sản bằng bào tử, sau đó các bào tử này sẽ nảy mầm và phát triển thành cây rêu con mới.
Tảo là gì? Đặc điểm nổi bật của tảo
Tảo là gì?
Tảo (hay còn gọi là cỏ biển) là một nhóm lớn và có sự đa dạng bao gồm hầu hết các sinh vật sống bằng cách tự dưỡng được cấu tạo gồm một hay nhiều tế nào có cấu tạo đơn giản.
Bên cạnh đó, tảo cũng là loài thực vật có màu sắc khác nhau, luôn luôn tồn tại chất diệp lục trong cơ thể nhưng chưa có cấu tạo đầy đủ về rễ, thân và lá.
Đa số các loại tảo hiện nay đều sống trong nước và là những sinh vật ở vách thân có chứa nhiều xenluloza.
Những so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo trên thực tế còn cho thấy rằng tảo có nhiều dạng tồn tại như: đơn bào, sợi xiên, sợi phân nhánh, hình ống và có cả hình phiến.
Hầu hết tất cả các loại tảo này đều không có mô dẫn truyền và hiện nay đang có hơn 20000 loài tảo sinh sống trên trái đất.
Đặc điểm và vai trò của tảo
Cũng như các loài thực vật khác ở dưới nước hiện nay, khi quang hợp, tảo sẽ thải ra khí oxy giúp duy trì sự hô hấp cho các loài động vật khác ở nước.
Cùng với đó, những tảo nhỏ sống trôi nổi chính là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và dồi dào cho cá và nhiều loài động vật dưới nước khác.
Ngoài ra, tảo hiện nay còn được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc. Một số tảo khác còn được dùng làm nguyên liệu chế biến thành phân bón, thuốc và nguyên liệu trong công nghiệp như làm giấy, thuốc nhuộm hay hồ dán,….
Tuy nhiên, khi tìm hiểu những so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo thì tảo không hoàn toàn có lợi mà nó cũng có thể gây hại trong một số trường hợp.
Hiện nay, một số tảo đơn bào có tốc độ sinh sản quá nhanh gây nên hiện tượng “nước nở hoa” nên khi chết chúng sẽ làm môi trường nước bị nhiễm bẩn nghiêm trọng.
Ngoài ra, các loại tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở dưới ruộng lúa còn có thể quấn, bám lấy gốc cây khiến cho lúa không thể đẻ nhánh và làm giảm năng suất lúa thu hoạch.
So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo
Khi thực hiện sự so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo, các bạn sẽ dễ dàng nhận ra điểm giống nhau giữa hai loài thực vật này đó là chúng đều là những thực vật bậc thấp. Vì thế, cấu tạo cơ thể của tảo và rêu đều rất đơn giản so với những loài thực vật khác hiện nay.
- Cùng với đó, so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo còn nêu ra những điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại thực vật này đó là:
- Cơ thể của tảo được cấu tạo dạng đơn bào hoặc đa bào. Ngược lại, rêu lại chỉ có một dạng duy nhất đó là đa bào.
Cơ thể tảo chưa phân hóa rõ rệt thành các bộ phận như rễ, thân và lá. Tuy nhiên ở rêu, các bộ phận này đã được phân hóa khá chi tiết thành thân, rễ giả và có lá được cấu tạo ở mức đơn giản. Vì vậy, nếu so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo, sự khác nhau này bạn sẽ dễ dàng nhận ra.
Xem thêm:
- Các đặc điểm và Cấu tạo của trùng kiết lị, So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét
- So sánh tế bào nhân sơ và nhân thực – Sinh học lớp 10
- So sánh thường biến và đột biến dựa trên những yếu tố nào? Sinh học 9
Với những so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo trên đây chắc hẳn đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Vì vậy, các bạn có thể tham khảo bài viết trên đây của Dinhnghia.Com.Vn để tìm hiểu chi tiết hơn về hai loài thực vật phổ biến cũng như có được những so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo.