Hiện tượng siêu âm thai có Yolksac là gì? Có nguy hiểm không?

0
(0)

Yolksac là giai đoạn mà thai phụ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, nhiều thai phụ mang thai lần đầu chưa biết Yolksac là gì và những vấn đề liên quan đến Yolksac. Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây của Dinhnghia.com.vn để hiểu hơn về Yolksac nhé!

Yolksac là gì?

Yolksac chính là túi noãn hoàng trong thai kỳ. Khi trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố gặp nhau sẽ kết hợp tạo thành phôi thai. Phôi thai sau đó di chuyển vào tử cung và bắt đầu quá trình làm tổ. Một trong những bước đầu tiên của quá trình này là hình thành túi noãn hoàng (Yolksac). Túi noãn hoàng có thể được quan sát thông qua siêu âm, kích thước của nó rất nhỏ, tương đương với một hạt vừng.

Túi noãn hoàng được cấu tạo từ các nội bì thuộc phôi thai. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khi nhau thai chưa hình thành, túi noãn hoàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp protein cần thiết cho sự hình thành các tế bào cơ bản đầu tiên của em bé.

Theo thời gian, cả túi ối và phôi thai sẽ phát triển và túi noãn hoàng dần thoái triển. Cuối cùng, túi noãn hoàng biến thành cuống noãn hoàng và biến mất, nhường chỗ cho nhau thai phát triển và đảm nhận vai trò nuôi dưỡng em bé.

Tìm hiểu về Yolksac là gì? Túi thai có Yolksac là gì?

Tìm hiểu về Yolksac là gì? Túi thai có Yolksac là gì?

Hiện tượng siêu âm có Yolksac là gì?

Yolksac thực chất là túi noãn hoàng được hình thành trong quá trình hợp tử gắn vào thành viêm mạc của tử cung. Yolksac được hình thành sau 5 tuần tuổi và là cấu trúc hình thành đầu tiên khi phụ nữ mang thai.

Yolksac bắt đầu hình thành từ nội bì phôi. Phía ngoài của Yolksac được bọc một lớp lá trạng trung bì. Thông thường, khi siêu âm thai 5 tuần tuổi đã có thể nhìn thấy được túi noãn hoàng, còn được gọi là hiện tượng siêu âm có Yolksac.

Yolksac được hình thành sau 5 tuần tuổi
Yolksac được hình thành sau 5 tuần tuổi

Siêu âm có Yolksac khi nào là nguy hiểm?

Yolksac có trách nhiệm cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi trong giai đoạn đầu và biến mất sau một khoảng thời gian. Có một số trường hợp Yolksac có thể có kích thước bất thường. Vậy, kích thước Yolksac sẽ trở nên nguy hiểm khi nào?

Có 93% trường hợp được coi là an toàn nếu túi noãn hoàng dày hơn một xíu. Nếu độ dày của túi noãn hoàng khoảng 5,6 mm thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu kích thước của nó vượt quá 5,6 mm, thai phụ có nguy cơ sảy thai cao. Kích thước noãn hoàng càng lớn thì mức độ nguy hiểm càng cao.

Khi siêu âm vào tuần thứ 10 – 12 có thể xác định kích thước của Yolksac có thể xác thai kỳ. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chuẩn đoán bệnh của thai kỳ. Thai phụ cũng nên thực hiện xét nghiệm beta – hCG để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Khi siêu âm vào tuần thứ 10 - 12 có thể xác định kích thước của Yolksac có thể xác thai kỳ
Khi siêu âm vào tuần thứ 10 – 12 có thể xác định kích thước của Yolksac có thể xác thai kỳ

Giải đáp một số thắc mắc liên quan

Thai 5 tuần có Yolksac chưa có phôi có sao không?

Đây là vấn đề mà có rất nhiều sản phụ lo lắng. Thông thường, khi thai nhi được 4 tuần tuổi thì mẹ có thể siêu âm để quan sát hình ảnh phôi thai trong buồng tử cung. Siêu âm sẽ thấy được hình ảnh của túi ối và phần bờ của túi ối khá rõ nét. Tuy nhiên, lúc này vẫn chưa thể xác định được sự bất thường buồng tử cung.

Rất nhiều người gặp phải tình trạng Yolksac chưa có phôi thai vào tuần thứ 5 của thai kỳ. Hiện tượng này có thể coi là bình thường nên các mẹ cũng đừng lo lắng vì nếu đã hình thành Yolksac phôi thai vẫn có thể phát triển bình thường. Vào tuần thứ 6 đến thứ 7 phôi thai sẽ xuất hiện nhịp tim.

Lúc này thai sản có thể thấy phôi có kích thước 2mm trở lên. Nếu chiều dài phôi thai trên 5nm, thai phụ có thể siêu âm tim thai.

Thai 5 tuần có Yolksac chưa có phôi có sao không?
Thai 5 tuần có Yolksac chưa có phôi có sao không?

Siêu âm có Yolksac nhưng chưa thấy phôi/tim thai có nguy hiểm không?

Tuỳ vào sức khoẻ của mẹ bầu và sự tự phát triển của thai sẽ quyết định đến sự xuất hiện đến phôi hoặc tim thai. Vì vậy ở tuần thứ 5, khi mẹ bầu thấy nhưng chưa thấy phôi/tim thai là vấn đề hoàn toàn bình thường.

Lúc này, phôi hoặc tim thai đang trong giai đoạn chuẩn bị hình thành hoặc đã hình thành nhưng kích thước nhỏ không thể thấy được. Khi phôi thai có kích thước trên 2mm thì mới có thể phát hiện khi siêu âm.

Trường hợp chưa nghe được tim thai khi siêu âm thấy Yolksac cũng rất bình thường vì siêu âm hiện nay cần phôi lớn hơn 5mm mới xác định có tim thai hay không. Mẹ bầu cũng nên bình tĩnh về vấn đề này và chờ đợi đến khoảng tuần thứ 7 sẽ thấy rõ phôi thai và nghe được tim thai.

Siêu âm có Yolksac nhưng chưa thấy phôi và tim thai là hoàn toàn bình thường
Siêu âm có Yolksac nhưng chưa thấy phôi và tim thai là hoàn toàn bình thường

Lưu ý gì khi siêu âm có Yolksac?

Khi siêu âm có Yolksac, các mẹ bầu cũng nên lưu ý các vấn đề như sau:

  • Khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ: Giai đoạn mẹ bầu đang có Yolksac mà chưa siêu âm ra phôi thai hoặc tim thai khá nhạy cảm. Vì vậy, mẹ bầu cần được theo dõi thường xuyên để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất. Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa một tuần một lần để theo dõi sự phát triển của em bé đến khi nghe rõ tim thai.
  • Chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học: Khoảng thời gian tam cá nguyệt đầu tiên thì mẹ và thai nhi cần được chăm sóc cẩn thận nhất. Các mẹ bầu nên nghỉ ngơi và sinh hoạt đúng giờ, tránh làm các công việc nặng nhọc và leo cầu thang. Chế độ ăn của mẹ cũng nên nạp nhiều sắt từ các loại thịt đỏ, yến mạch, ăn sữa chua hoặc váng sữa để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi.
Các mẹ bầu nên khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ
Các mẹ bầu nên khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ

Xem thêm:

Dinhnghia.com.vn đã giải đáp cho bạn các câu hỏi về Yolksac là gì và các vấn đề liên quan. Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe sinh sản cũng như hạn chế tối đa các nguy cơ trong suốt thai kỳ. Chúc mẹ và bé phát triển khoẻ mạnh trong thời gian thai kỳ.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...