Mindset thường được sử dụng trong ngành tâm lý học, dùng để chỉ tư duy của con người. Nhưng bạn đã bao giờ nghe về thuật ngữ Marketing Mindset hay chưa? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về nghệ thuật tư duy trong Marketing là gì nhé!
Nội dung bài viết
Mindset là gì? Mindset Marketing là gì?
Mindset chính là tư duy và niềm tin định hướng cho con người cách đối mặt và xử lý các tình huống trong đời thường. Nó giúp con người nhìn nhận về chính họ, và những vấn đề xảy ra trong thế giới xung quanh.
Mindset Marketing được hiểu là một phạm trù trong hệ thống tư duy, điều này dựa trên góc nhìn marketing của một người.
Tương tự như mindset, sẽ có người mang tư duy cố định và cũng sẽ có người mang tư duy tăng trưởng. Khi làm trong ngành này, nếu bạn có một mindset phát triển, nó sẽ là nhân tố giúp bạn có thể tiến xa hơn.
Marketing mindset được xây dựng bởi 3 yếu tố: Kiến thức – Kĩ năng – Kinh nghiệm.
Phân loại Mindset
Fixed Mindset – Tư duy cố định
Đây là cụm từ chỉ những người tin rằng khi họ sinh ra, ông trời đã ban cho họ những tư chất, khả năng, hoặc tài năng cố định vĩnh viễn và điều này không thể thay đổi được. Họ luôn bị sự thất bại kìm kẹp và họ tin rằng đó là bằng chứng chứng minh họ không đủ năng lực và không tiếp tục cố gắng nữa.
Growth Mindset – Tư duy phát triển
Tư duy phát triển là những người tin rằng những khả năng, tài năng của bản thân có được thông qua quá trình rèn luyện, phát triển một cách chăm chỉ và bền bỉ.
Khi những người có tư duy phát triển gặp thất bại, dù cho không thay đổi được tình huống đó đi chăng nữa, họ đều nhìn nhận đó là bài học để trưởng thành và điều đó thúc đẩy họ phải tiếp tục cố gắng.
Ý nghĩa của việc tạo ra Growth Mindset
Mindset là yếu tố ảnh hưởng đến bạn khi đối mặt và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.
Những người có tư duy phát triển sẽ luôn nỗ lực tìm cách giải quyết, học hỏi từ những thất bại trong cuộc sống. Còn những người có tư duy cố định sẽ dễ dàng có những suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến sự bỏ cuộc nhanh chóng.
Việc tạo ra một mindset phát triển rất quan trọng. Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn cứ mãi so sánh, “dìm hàng” con bạn, nói rằng bé sẽ không làm được.
Điều này sẽ cắt ngang mạch cố gắng của bé, khiến bé hình thành những tư duy cố định và ngừng cố gắng để đạt được thành tích trong các lĩnh vực của cuộc sống.
Những điều này cũng có ý nghĩa tương tự đối với người lớn. Vì thế với những người sở hữu growth mindset, họ sẽ chăm chỉ và tạo ra rất nhiều sự sáng tạo để đạt được thành công cuối cùng thay vì bỏ cuộc như fixed mindset.
Những điều giúp phát triển Growth Mindset
Thay đổi cách nhìn nhận, phải biết rằng Growth Mindset là một điều tốt, tích cực cho bản thân để dần dần thay đổi tư duy của mình.
Mở mang kiến thức, chia sẻ với người khác bằng tư duy của Growth Mindset.
Khi bản thân có lối nghĩ Fixed Mindset, hãy hít thật sâu và thở ra, khuyên nhủ bản thân rằng hãy kiên nhẫn cố gắng rèn luyện để đạt được thành công.
3 xu thế chuyển đổi Mindset trong kinh doanh
Từ thu hút cho đến nắm giữ sự chú ý
Ngày nay khi công nghệ kỹ thuật số xuất hiện, mô hình nhận thức quan trọng hơn mọi thứ khác đã bị phá vỡ.
Hiện nay, khi một marketer tạo ra một thông điệp về nhận thức, khách hàng sẽ tìm kiếm nó trực tuyến thay vì đưa khách hàng tới cửa hàng. Những hành vi tìm kiếm này sẽ bị theo dõi bởi các đối thủ cạnh tranh của bạn. Họ sẽ nhắm đến mục tiêu này và tương tự với họ cùng các ưu đãi mới.
Vì vậy, thay vì tạo ra sự thu hút như ngày xưa, những marketer nên nghĩ đến cách nắm giữ sự chú ý để tránh trường hợp đối thủ chen chân vào.
Từ thông điệp cho đến thiết kế trải nghiệm
Với sự tăng trưởng như vũ bão của công nghệ Internet ngày nay, người tiêu dùng có thể dễ dàng tương tác với các sản phẩm từ những thương hiệu khác nhau thông qua các website.
Vì vậy, họ mong chờ nhiều hơn vào những thông điệp thông minh, sáng tạo. Vì thế, điều bạn cần phải làm là luôn luôn tạo nên những thông điệp điều mới lạ và ý nghĩa, đồng thời truyền tải nó thành những thiết kế, sản phẩm mang tính độc đáo nhất.
Từ kiểm soát quảng cáo cho đến thiết kế giao diện
Khác biệt so với việc quảng cáo trên truyền hình trực tuyến như nhiều thế kỷ trước, công nghệ kỹ thuật số hiện nay cho phép nhãn hiệu tiếp cận đến con người dễ dàng hơn.
Bởi vì họ không những có quyền kiểm soát số lần xem quảng cáo, họ còn có thể điều khiển được quảng cáo có phát trùng lặp hay không.
Các nhãn hàng có thể tiếp cận với tệp khách hàng mong muốn, bất cứ khi nào và bất kỳ địa điểm nào. Vì thế, việc lôi cuốn khách hàng nán lại xem quảng cáo và thực sự hứng thú với nó là một câu hỏi đau đầu cho người làm Marketing.
Hiện nay, họ chú trọng vào giao diện thương hiệu nhiều hơn. Giao diện đẹp sẽ thu hút được khách hàng bỏ thời gian và thậm chí là tiền bạc để trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của nhãn hàng đó.
Xem thêm:
- Buzz Marketing là gì? Cách tạo Buzz Marketing ấn tượng
- 4P trong marketing là gì? Chiến lược và quy trình triển khai 4P
- Mobile Marketing là gì? Ứng dụng Mobile Marketing
Bài viết trên đã giải thích cho bạn khái niệm về Mindset, Mindset Marketing và phân biệt các loại mindset. Từ đó, ta có thể hiểu rằng mỗi con người đều có cái nhìn khác nhau về marketing nói riêng và thế giới quan nói chung. Mình mong răng, thông qua bài viết bạn sẽ có được những thông tin hữu ích, từ đó phần nào dự đoán được những xu hướng tương lai giúp cho công việc trở nên thuận lợi hơn nhé!