Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để thấy hình tượng người nghĩa sĩ nông dân đánh Pháp cuối thế kỷ XIX không chỉ là những con người lao động cần cù, chịu thương chịu khó mà còn là những người anh hùng có tình yêu nước tha thiết và nồng nàn… Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để thấy đây chính là khúc ca bi tráng về những người nông dân – chiến sĩ Cần Giuộc. Bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn có những ý văn hay trong cảm nhận và phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Mở bài: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một tác phẩm tiêu biểu viết về những người nông dân nghĩa sĩ Nam Bộ trong buổi đầu kháng Pháp cuối thế kỷ XIX của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Trong tác phẩm, nhà thơ đã bộc lộ niềm tự hào và bày tỏ lòng thương xót với những người nghĩa sĩ Cần Giuộc vì ở họ có cả tinh thần yêu nước, khí phách quả cảm và sự hi sinh đầy anh dũng… Cùng phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để cảm nhận về hình tượng người nghĩa sĩ anh hùng.
Nội dung bài viết
Tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Những ý chính về Nguyễn Đình Chiểu cũng như tác phẩm sẽ là những gợi ý giúp bạn có thể phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc một cách tốt hơn.
Đôi nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu (sinh năm 1822 – mất năm 1888) ông sinh tại Gia Định và xuất thân trong một gia đình nhà nho. Sau khi đỗ tú tài tại Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu nung nấu ý định ra Huế tiếp tục con đường khoa cử thì hay tin mẹ mất. Ông quyết định bỏ thi để về chịu tang mẹ và trên đường về quê vì khóc mẹ nên mắt ông bị mù.
Năm 1859, giặc Pháp đánh chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu vừa làm thơ, dạy học và cũng vừa bốc thuốc và tham gia kháng chiến. Là một người có khí tiết và chưa từng chịu khuất phục trước giặc Pháp nên Nguyễn Đình Chiểu có uy tín rất lớn trong quần chúng.
Ông từng đảm nhiệm vai trò tỉnh trưởng Bến Tre. Ông đặc biệt ghét những gì liên quan đến Pháp và khi kẻ thù chiếm hết lục tỉnh, Nguyễn Đình Chiểu về Ba Tri sống và mất tại nơi này.
Trong sáng tác văn chương, Nguyễn Đình Chiểu thường ca ngợi và thể hiện lối sống theo đạo nghĩa thương dân của mình. Ông luôn tâm niệm văn chương phải có sức mạnh chiến đấu cho đạo lí và chính nghĩa, phải “chở đạo” và “đâm gian”. Đây cũng chính là chức năng giáo huấn mà văn học nói chung nhấn mạnh.
Nguyễn Đình Chiểu không ưa lối văn khuôn khổ, gò bó con người nên ông luôn thể hiện thái độ khách quan, khen chê công bằng trong những tác phẩm của mình. Ông luôn làm cho tác phẩm trở nên đa dạng và phóng khoáng nhưng đồng thời cũng mang những sáng tạo nghệ thuật thẩm mĩ nhằm phát huy các giá trị tinh thần dân tộc.
Hoàn cảnh ra đời của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Để phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ta cần nắm được về hoàn cảnh ra đời của “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Tác phẩm này ra đời gắn liền với một thời điểm lịch sử đặc biệt của dân tộc. Trong hoàn cảnh giặc Pháp tấn công Gia Định vào năm 1859, toàn thể nhân dân Nam Bộ đã đứng lên và thể hiện sự đồng lòng trong công cuộc đánh giặc ngoại xâm.
Lấy bối cảnh của trận đánh tại Cần Giuộc vào đêm 14/12/1861 với sự hi sinh anh dũng của vô số những người lính xuất thân từ thân phận nông dân áo vải, Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên tác phẩm để bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn của ông dành cho họ.
Được viết dưới hình thức là văn tế (vốn là thể loại được dùng trong đám tang để kể lại công đức của người đã khuất), tác phẩm đã cho thấy sự thành công của nhà thơ khi đã dựng nên một bức tượng đài sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ.
Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Hoàn cảnh chiến đấu, bối cảnh thời đại và sự hi sinh anh dũng của người nông dân nghĩa sĩ, cuộc đời và cảnh chiến đấu của nghĩa quân, sự ngợi ca về những người anh hùng là những nét chính khi tìm hiểu và phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Bối cảnh thời đại và sự bất tử của người nông dân nghĩa sĩ
Hai câu đầu của bài văn tế đã khái quát nên bối cảnh thời đại:
- “Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ…”
Và chính bối cảnh ấy đã đặt con người, cụ thể là người nông dân vào một lựa chọn rất cao cả:
- “Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ”
Biến cố chính trị bắt đầu nổ ra từ “tiếng súng Tây” đã khiến cho đời sống nhân dân trở nên xáo trộn, nhân dân phải chịu cảnh áp bức lầm than và nỗi đau khổ ấy có lẽ chỉ có “trời tỏ”. Tuy biến cố xảy ra nhưng nhân dân lại thể hiện niềm khao khát và biến niềm khao khát ấy thành “trận nghĩa đánh Tây”.
Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để thấy sự lựa chọn đó của nhân dân rõ ràng đối nghịch hoàn toàn với biến cố lớn lao của thời đại. Dù khi đứng lên chống giặc chỉ là những phút le lói huy hoàng và có lúc phải hi sinh cả tính mạng nhưng với họ, sự lựa chọn ấy là đúng đắn hơn phải cam chịu sống bình lặng chịu áp bức.
Thông qua sự lựa chọn này, ta thấy được niềm khát vọng được sống trong hòa bình và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của họ. Và chính vì lí tưởng và lẽ sống cao đẹp ấy của họ mà ngay từ đầu bài văn tế, tác giả đã thể hiện sự ca ngợi vì tấm lòng quả cảm, sẵn sàng hi sinh của những người dân áo vải.
Nguồn gốc xuất thân và lòng yêu nước nồng nàn của người nghĩa sĩ
Những người nông dân áo vải có hoàn cảnh sống giống như đại đa số những con người Việt Nam khác. Họ là những người nông dân cần cù, lam lũ quanh năm “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”. Họ sống đời gắn bó với “ruộng trâu, ở trong làng bộ”, thân thuộc với “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy”.
Chính dáng vẻ “cui cút” đầy lo toan với cuộc sống làm ăn vất vả, cơ cực ấy gợi ra biết bao nhiêu sự cảm thông. Khi tiếp xúc với binh đao, chiến trận, họ hoàn toàn xa lạ vì “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung” và “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”.
Quả thật, phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ta thấy họ đã sống đời sống của người nông dân, họ mang bản chất nông dân, quanh năm bám vào cuộc sống của làng bản, xóm ấp. Chính vì vậy với những công việc đòi hỏi sự rèn luyện công phu thế kia, họ cảm thấy chưa quen là điều dễ hiểu.
Sống quen với một không gian yên bình nhưng khi đối diện với cảnh giặc giã, họ đã thể hiện thái độ và hành động rất rõ ràng. Khi quân giặc xâm lấn bờ cõi, phạm vào mảnh đất cha ông, ở họ xuất hiện nhiều tâm trạng. Đó là sự hồi hộp, trông chờ: “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa…”.
Họ cũng không thể che giấu được sự căm thù giặc sâu sắc đang ngùn ngụt trong lòng mình đến độ “muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ” quân thù… Ở họ đã có một nhận thức đúng đắn, một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với đất nước, dân tộc.
Từ nhận thức đúng đắn, trong họ có một niềm mong muốn tha thiết, một sự quyết tâm cao độ trong việc “xin ra sức đoạn kình, dốc ra tay bộ hổ, mến nghĩa làm quân chiêu mộ” để diệt trừ những kẻ “chém rắn đuổi hươu, treo dê bán chó”. Trong sự quyết tâm của hành động ấy, ta thấy được sự tự nguyện chiến đấu và chiến đấu đến cùng.
Ở đây khi phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ta thấy Nguyễn Đình Chiểu dường như đã phát hiện ra đằng sau dáng vẻ bé nhỏ của người nông dân là một tình yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Họ có thể “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung” nhưng sẵn sàng “mến nghĩa làm quân chiêu mộ” và đằng sau dáng vẻ bình dị, mộc mạc lại là một nghị lực, là một khí phách chiến đấu sẵn sàng xả thân cứu nước.
Chính khí phách và lòng quyết tâm đã khiến họ bước vào trận chiến trong tư thế rất đỗi hào hùng. Với “manh áo vải” giản đơn, với những vũ khí thô sơ vốn là những vật dụng phục vụ cho công việc lao động của họ như “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay”.
Thế nhưng, khi chiến đấu thì họ đã tiến công như vũ bão, đạp lên quân thù mà xốc tới và không quản ngại bất kì sự hi sinh nào. Điều này đã được thể hiện thông qua hàng loạt những động từ mạnh mà tác giả sử dụng như “đạp”, “lướt”, “xô”, “xông”, “đâm”, “chém”, “hè”, “ó”.
Chính những động từ này đã góp phần tạo nên khí thế sôi nổi, dồn dập của nghĩa quân khi bước vào trận đánh. Với khí thế ấy, họ đã “chém rớt đầu quan hai nọ”, “đốt xong nhà dạy đạo kia”.
Tuy đó là cuộc chiến không cân sức giữa ta và địch khi một bên là đội quân hùng hậu, có vũ khí tối tân với một bên là những người nông dân với công cụ thô sơ nhưng tác giả vẫn làm nổi bật tư thế của người nghĩa sĩ trên chiến trận.
Đó là tư thế hiên ngang và đầy chủ động khi đánh, đốt, chém, khi đạp rào lướt tới, lúc đâm ngang, chém ngược… Bên cạnh những điều đó, có lẽ đáng trân trọng nhất ở người nghĩa sĩ khi xung trận chính là sức mạnh đoàn kết và tâm hồn quả cảm.
Niềm tiếc thương, cảm phục trước sự hi sinh cao cả của người nghĩa sĩ
Chiến tranh diễn ra và sự hi sinh là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Với việc liệt kê hàng loạt các địa danh như sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình, chùa Tông Thạnh – nơi mà những người nghĩa sĩ đã từng có sự gắn bó bền chặt, nhà thơ lại càng khiến ta xúc động nghẹn ngào vì những nơi này rồi sẽ thiếu đi bóng dáng họ.
Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sẽ thấy người nghĩa sĩ đã vào trận với một thái độ tự nguyện, một tư thế bất khuất. Họ sẵn sàng xả thân mà không hề nghĩ đến cái chết. Họ không hề biết “xác phàm vội bỏ”, cũng không cần đến “da ngựa bọc thây”. Họ vào trận với một ý nghĩ “tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta; bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó”.
Đến khi ngã xuống, họ cũng không hề hối hận vì đã sống trọn với lí tưởng “thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”.
Tìm hiểu và phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sẽ thấy quan niệm chết vinh còn hơn sống nhục của họ đã khiến họ trở thành tấm gương ngời sáng về tinh thần suốt đời chiến đấu và tận hiến cho non sông đất nước. Đồng thời, họ cũng thay dân ta nói lên lời tố cáo đanh thép vì những tội ác, đau thương mà chiến tranh gây nên.
Sự hi sinh ấy của họ đã để lại những niềm tiếc thương vô hạn cho những người ở lại. Đó là nỗi đau của chính những người thân trong gia đình toát lên qua hình ảnh “mẹ già ngồi khóc trẻ” với “ngọn đèn khuya leo lét trong lều” và bóng dáng người “vợ yếu chạy tìm chồng” trong “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”.
Là niềm xót xa của mỗi người dân, vì khóc họ mà “già trẻ hai hàng lụy nhỏ”. Nỗi đau cũng hiện hữu trong tạo vật đất trời, bởi thương họ mà “cỏ cây mấy dặm sầu giăng”. Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để thấy họ ra đi để lại sự mất mát, khoảng trống lớn lao không gì có thể bù đắp nổi đối với tất cả mọi người.
Sự ca ngợi về những người anh hùng bất tử cùng thời gian
Tuy về nằm lại với đất mẹ, nhưng đối với người ở lại, những người nghĩa sĩ ấy đã hóa thành bất tử với “nghìn năm tiết rỡ”, “tiếng ngay trải muôn đời”. Họ đã sống và đã hi sinh và với tinh thần “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”, “sống thờ vua, thác cũng thờ vua”. Một điều chắc chắn rằng hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ ấy vẫn sẽ tồn tại mãi mãi cùng núi sông.
Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sẽ thấy dẫu họ không giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu với quân thù nhưng tấm lòng của họ dành cho dân cho nước ai cũng thấu và cảm được. Họ thất bại nhưng đó lại là sự thất bại trong tư thế ngẩng cao đầu. Thế nên họ đã trở thành hình tượng của người anh hùng mang vẻ đẹp kì vĩ với sức sống trường tồn mà “sáu tỉnh chúng đều khen”, “muôn đời ai cũng mộ”.
Những câu cuối của bài văn tế dù xuất hiện như tiếng khóc thương da diết nhưng nổi bật hơn cả lại là lời ngợi ca đầy tự hào vì ở đất ta, trong dân ta có những con người hết lòng vì sinh mệnh của tổ quốc mà cống hiến.
Họ mất đi để lại niềm xúc động khôn nguôi trong lòng người và tiếng khóc thương họ không chỉ là của riêng Nguyễn Đình Chiểu mà là lời nỉ non của cả nhân dân, cộng đồng. Và khi phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sẽ thấy mặc dù họ chỉ là những người ngã xuống vô danh nhưng lại là những anh hùng hào hiệp, trượng nghĩa…
Nhận xét khi phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sẽ thấy rất rõ thông qua việc xây dựng xuất sắc hình tượng nhân vật anh hùng nông dân cùng với việc tái hiện lại khung cảnh hiện thực và cách sử dụng ngôn ngữ vừa bình dị nhưng cũng rất trang trọng, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu đã dựng nên một bức tượng đài bất tử về người nông dân áo vải. Họ tuy mộc mạc, giản đơn trong lối sống nhưng lại lớn lao, hào hùng trong ý chí và tinh thần cống hiến, chiến đấu và hi sinh.
Kết bài: Như vậy, với niềm tiếc thương và lòng kính phục dành cho những người nghĩa sĩ nông dân thời kháng Pháp và qua cách khắc tạc sự bất tử của họ, Nguyễn Đình Chiểu đã giúp cho tác phẩm của mình không chỉ trở thành sản phẩm của nghệ thuật cá nhân mà còn là tác phẩm mang tính quốc gia, thời đại bởi những giá trị lớn lao mà nó mang lại.
Dàn ý phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu lớp 11
Nhằm giúp bạn tổng hợp được kiến thức trong bài viết cũng như những ý chính cho đề bài Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, DINHNGHIA.VN dưới đây sẽ giúp bạn khái quát để lập dàn ý phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Mở bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Tóm tắt những nét cơ bản về tác giả: Nguyễn Đình Chiểu là tác giả mù nhưng có nhân cách vô cùng cao đẹp. Ông được xem là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam.
Vài nét về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Đây là bài văn tế mang đậm hình ảnh những người nông dân anh hùng chống Pháp thế kỷ XIX. Tác phẩm cũng chính là một khóc bi tráng về thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc ta.
Thân bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Phần lung khởi: Hoàn cảnh ra đời tác phẩm, bối cảnh thời đại và sự bất tử của người nghĩa sĩ.
- Phần thích thực: Hình ảnh về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc qua nguồn gốc xuất thân, lòng yêu nước tha thiết cùng với tinh thần chiến đấu quả cảm.
- Phần ai vãn: Nỗi niềm tiếc thương trước sự hi sinh anh dũng của người nghĩa sĩ.
- Phần kết: Ca ngợi về sự bất tử của những người anh hùng bất khuất.
Kết bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Tóm tắt lại những nét chính về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
- Trình bày những suy nghĩ của bản thân khi cảm nhận và phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Như vậy, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa thành công hình tượng người nghĩa sĩ nông dân anh hùng trong buổi đầu đánh Pháp. Hình ảnh về họ được dựng lên với vẻ đẹp chịu thương chịu khó, là sự cần cù tần tảo của những người nông dân chân chất mộc mạc, đồng thời còn là tinh thần yêu nước tha thiết, cũng là sự quả cảm, là tinh thần hi sinh kiên cường và anh dũng.
Xem thêm:
- So sánh vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sông Hương
- Soạn bài và Tóm tắt Uy Lít Xơ trở về – Ngữ Văn 10
- Soạn bài Lão Hạc Ngắn Gọn HAY NHẤT và tóm tắt tác phẩm lão Hạc lớp 8
DINHNGHIA.VN đã giúp bạn tìm hiểu và phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp cho bạn những ý văn hay phục vụ cho quá trình tìm tòi và nghiên cứu về chủ đề phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Chúc bạn luôn học tập tốt!