Mô hình 7s là gì? Vì sao nên ứng dụng 7s vào doanh nghiệp?

5
(1)

7s là mô hình quen thuộc được ứng dụng nhiều trong doanh nghiệp, có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy mô hình 7s là gì? 7s là viết tắt của các nhân tố nào? Cùng Dinhnghia.com.vn ngay bây giờ thông qua bài viết sau đây nhé!

Mô hình 7s là gì?

Là một mô hình hoạch định chiến lược phổ biến nhất hiện nay, 7S hay McKinsey 7S được các doanh nghiệp thường sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng bên trong của tổ chức, hoạch định cho sự thành công. Nó là viết tắt của 7 yếu tố gồm: Structure, Strategy, Systems (được gọi là các yếu tố cứng) và Style, Staff, Skills, Shared Value (được gọi là các yếu tố mềm).

Mô hình này được thiết kế bởi Tom Peters và Robert Waterman, họ là những chuyên gia tư vấn từng làm việc tại McKinsey. Nó có thể áp dụng được trong nhiều tình huống như để triển khai thành công các chiến lược mới, phân tích sự phối hợp của các bộ phận, tạo môi trường để điều chỉnh quy trình,…

Được chia thành 2 nhóm là nhân tố mềm và nhân tố cứng, mỗi nhân tố lại mang một ý nghĩa và nhiệm vụ khác nhau.

  • Nhóm nhân tố mềm hay nhóm nhân tố khó xác định và đo lường, thường thay đổi trong tổ chức, bao gồm: Share Values, Skills, Style và Staff.
  • Nhóm nhân tố cứng còn gọi là nhân tố dễ xác định, dễ đo lường, có tính cố định, bao gồm: Strategy, Structure và System.
Mô hình 7s là một mô hình hoạch định chiến lược phổ biến nhất hiện nay
Mô hình 7s là một mô hình hoạch định chiến lược phổ biến nhất hiện nay

Các nhân tố trong mô hình 7s

Strategy (Chiến lược)

Chiến lược nói lên mục tiêu và tầm nhìn, điều hướng cho doanh nghiệp. Với chiến lược được hoạch định từ trước, doanh nghiệp sẽ không bị tác động quá nhiều từ yếu tố bên ngoài, được dẫn dắt theo đúng hướng.

Chiến lược nói lên mục tiêu và tầm nhìn, điều hướng cho doanh nghiệp
Chiến lược nói lên mục tiêu và tầm nhìn, điều hướng cho doanh nghiệp

Structure (Cơ cấu tổ chức)

Structure nói về cơ cấu, sự tổ chức và cách vận hành. Cụ thể, nó nói về hình thức hợp tác giữa các bộ phận, trao đổi và điều phối với nhau như thế nào.

Structure nói về cơ cấu, sự tổ chức và cách vận hành
Structure nói về cơ cấu, sự tổ chức và cách vận hành

Systems (Hệ thống)

Hệ thống ở đây nói đến quy trình hoạt động, cụ thể hơn, nó nói về cách một nhân viên – một nhân tố trong tổ chức xử lý vấn đề. Vấn đề sẽ được giải quyết như thế nào từ lúc được đưa ra cho đến khi được xử lý.

Hệ thống ở đây nói đến quy trình hoạt động
Hệ thống ở đây nói đến quy trình hoạt động

Skills (Kỹ năng)

Nhân tố này nói về các kỹ năng làm việc của toàn bộ người trong tổ chức, từ nhân viên đến sự lãnh đạo của ban lãnh đạo. Nhờ việc này. nó thể hiện được ưu thế, điểm khác biệt của mỗi doanh nghiệp và nêu được sự cạnh tranh để doanh nghiệp có thể xem xét.

Kỹ năng nói về các kỹ năng làm việc của toàn bộ người trong tổ chức
Kỹ năng nói về các kỹ năng làm việc của toàn bộ người trong tổ chức

Staff (Nhân sự)

Con người tham gia vào bộ máy vận hành và gần như tất cả các bước trong xây dựng và phát triển doanh nghiệp, bởi vậy staff được xem là yếu tố thành công của doanh nghiệp.

Staff được xem là yếu tố thành công của doanh nghiệp
Staff được xem là yếu tố thành công của doanh nghiệp

Style (Phong cách lãnh đạo)

Style là yếu tố khi kết hợp với Skills sẽ cho thấy được đặc trưng riêng rõ nét của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Nó nói về cách thức mà nhà quản lý hay lãnh đạo điều hành doanh nghiệp của mình, thể hiện không chỉ qua lời nói mà còn nhiều hình thức khác nhau.

Style là yếu tố khi kết hợp với Skills sẽ cho thấy được đặc trưng riêng rõ nét của doanh nghiệp
Style là yếu tố khi kết hợp với Skills sẽ cho thấy được đặc trưng riêng rõ nét của doanh nghiệp

Shared Values (Giá trị chung)

Được đặt vào giữa và trở thành liên kết trong mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố ảnh hưởng khác, Shared Values có ảnh hưởng tới tất cả các nhân tố còn lại, nó cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể, xác định sứ mệnh cũng như ý nghĩa của sự tồn tại.

Shared Values có ảnh hưởng tới tất cả các nhân tố còn lại
Shared Values có ảnh hưởng tới tất cả các nhân tố còn lại

Những ưu điểm nổi bật của mô hình 7s

Có nhiều lý do mà 7s trở thành mô hình định hướng quy hoạch được sử dụng rộng rãi, trong đó có thể kể đến các ưu điểm nổi bật của nó. Đầu tiên là nhờ vào 7 yếu tố liên kết với nhau, doanh nghiệp có cái nhìn đa chiều, cụ thể và sâu hơn so hơn mô hình truyền thống.

Nhờ vậy, việc đồng bộ hóa được tối ưu hơn, doanh nghiệp có thể tiết kiệm và tăng nguồn tài nguyên của mình trong nhiều phương diện, hiệu suất của doanh nghiệp được phát triển.

Nhờ vào 7 yếu tố liên kết với nhau, doanh nghiệp có cái nhìn đa chiều
Nhờ vào 7 yếu tố liên kết với nhau, doanh nghiệp có cái nhìn đa chiều

Mô hình 7s giúp sắp xếp các quy trình, hệ thống, con người và cả giá trị của một tổ chức, có thể tự tin về việc không bỏ sót lỗ hổng nào do chiến lược thay đổi gây ra. Ngoài ra, nó còn có thể đánh giá được cả tính khả thi.

Tuy nhiên, 7s cũng có các nhược điểm cần được lưu tâm như việc nó không xem xét đến việc quản lý rủi ro hay cơ hội và phần thưởng khi tiến hành so sánh, cũng chưa xét được các yếu tố phù hợp trong văn hóa, môi trường, các đặc điểm mang tính đặc thù quốc gia, tôn giáo,… Vì vậy yêu cầu cần phải có kiến thức chuyên sâu về môi trường để triển khai đúng cách.

Nhờ vào 7 yếu tố liên kết với nhau, doanh nghiệp có cái nhìn đa chiều
Nhờ vào 7 yếu tố liên kết với nhau, doanh nghiệp có cái nhìn đa chiều

Ứng dụng mô hình 7s trong doanh nghiệp

Với các ưu điểm nổi bật trên, việc ứng dụng mô hình 7s trong doanh nghiệp rất được đề xuất. Doanh nghiệp có thể sử dụng nó để đánh giá tính khả thi của một chiến dịch, hoạch định về các kế hoạch – chiến lược cho dự án nào đó hoặc kiểm tra việc trao đổi giữa các bộ phận với nhau. Bên cạnh đó, có được sử dụng 7s khi cần sắp xếp quy trình hoạt động các phòng ban.

Tuy nhiên, việc áp dụng 7s cần phải thông qua các quy trình hợp lý để tránh tăng cao các rủi ro hoặc không khai thác được lợi ích tốt nhất từ nó. Các bước áp dụng quy trình này vào doanh nghiệp cụ thể:

  • Bước 1: Phân tích tình hình, nghĩa là cần nắm rõ được các yếu tố trong tổ chức liên quan đến 7 yếu tố của mô hình 7s rồi phân tích chúng để tìm ra sự liên kết giữa các yếu tố, xem xét hiệu quả.
  • Bước 2: Xác định mục đích. Việc này nghĩa là doanh nghiệp cần xác định tương lai hướng đến thông qua sự trợ giúp của ban quản lý cấp cao. Khi xác định được điều muốn làm, doanh nghiệp dễ dàng đặt mục tiêu hơn, từ đó đưa ra chiến lược và hành động. Bước này sẽ cần thu thập dữ liệu và có cái nhìn bao quát hơn về thị trường kinh doanh, nghiên cứu về cách tổ chức của các đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình 7s để đánh giá tính khả thi của một chiến dịch
Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình 7s để đánh giá tính khả thi của một chiến dịch
  • Bước 3: Lên kế hoạch hành động, đây là lúc phát triển ý tưởng, xác định những bộ phận nào cần được thiết kế lại và thực hiện điều đó như thế nào. Lúc này doanh nghiệp sẽ cần một kế hoạch triển khai chi tiết, liệt kê các bước cụ thể.
  • Bước 4: Bắt tay vào thực hiện kế hoạch, đảm bảo rằng giao đúng nhiệm vụ cho đúng người, theo sát các công việc và người nhận việc. Giao nhiệm vụ cho đúng người là rất quan trọng, họ có thể phát huy thế mạnh của mình và giúp chiến lược thành công hơn.
  • Bước 5: Liên tục kiểm tra và điều chỉnh khi cần thiết. Các yếu tố trong mô hình 7s có thể thay đổi liên tục, sẽ luôn cần thực hiện một thiết kế tổ chức mới khi cần, vì thế, doanh nghiệp nên thường xuyên xem xét để đưa ra phương án hợp lý.
Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình 7s để đánh giá tính khả thi của một chiến dịch
Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình 7s để đánh giá tính khả thi của một chiến dịch

Xem thêm:

  • B2C là gì? Tìm hiểu các kiến thức về mô hình kinh doanh B2C
  • B2B là gì? Toàn bộ kiến thức về mô hình kinh doanh B2B
  • SWOT là gì? Hướng dẫn phân tích và xây dựng mô hình SWOT hiệu quả

Với những chia sẻ liên quan đến khái niệm mô hình 7s là gì, cùng những nhân tố quan trọng khác trong mô hình này. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích và thú vị. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận xuống bên dưới cho Dinhnghia.com.vn nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...