1 Microcoulomb (µC) bằng bao nhiêu C, statC, mAh, Fara?

0
(0)

Khi đã biết đến định luật Coulomb hay các đơn vị đo điện tích, chắc hẳn bạn sẽ nghe đến đơn vị C (Coulomb ) hay µC (Microcoulomb). Vậy 1 µC bằng bao nhiêu C cũng như làm thế nào để đổi đơn vị µC chuẩn nhất? Đọc ngay bài viết dưới đây cùng Dinhnghia để biết thêm chi tiết nhé!

Giới thiệu về định luật Coulomb (Culông) và đơn vị C

Định luật Coulomb (Culông) là gì?

Định luật Coulomb (hay định luật Culông) là định luật là định luật về lực tĩnh điện (lực giữa hai vật mang điện tích đứng yên) trong vật lý. Định luật này được nghiên cứu bởi nhà bác học người Pháp – Charles Augustin de Coulomb, do đó được đặt theo tên của ông.

Định luật Coulomb được phát biểu như sau: “Lực hút giữa hai điện tích điểm đặt trong cùng phương đường thẳng nối hai điện tích đó, cùng nằm trong môi trường chân không thì 2 điện tích cùng dấu sẽ đẩy nhau, 2 điện tích trái dấu sẽ hút nhau”.

Định luật Coulomb là định luật được nghiên cứu bởi Charles Augustin de Coulomb
Định luật Coulomb là định luật được nghiên cứu bởi Charles Augustin de Coulomb

Công thức định luật Coulomb

Với phát biểu trên, ta có công thức tính F của hai điện tích theo định luật Coulomb là:

F = k. |q1q2| / r2

Trong đó:

  • F: Là luật tác động của hai điện tích (Đơn vị: N)
  • k: Hằng số (k = (9.109 x N x m2))
  • r: Khoảng cách giữa hai điện tích (Đơn vị: m)
  • q1, q2: Là giá trị của hai điện tích (Đơn vị: C)
Công thức của định luật Coulomb
Công thức của định luật Coulomb

Đơn vị Culông là gì?

Coulomb hay còn được gọi là Culông là một đơn vị đo điện tích được kí hiệu là C và là một đơn vị trong hệ đo lường quốc tế (SI). Một culông sẽ tương đương với một lượng điện tích chạy qua dây dẫn mang cường độ dòng điện bằng 1 ampe trong 1 giây.

Coulomb hay còn được gọi là Culông là một đơn vị đo điện tích được kí hiệu là C
Coulomb hay còn được gọi là Culông là một đơn vị đo điện tích được kí hiệu là C

Đơn vị µC là gì? 1 µc bằng bao nhiêu c?

  • Tên đơn vị: Micro Culông,
  • Tên tiếng Anh: Microcoulomb
  • Ký hiệu: µC, uC, micro C
  • Hệ đo lường: SI

Micro (ký hiệu là µ) là một tiền tố đứng trước một đơn vị đo quốc tế để chỉ đơn vị có giá trị nhỏ hơn 1000000 (hay 10−6 lần) so với đơn vị gốc.

Vậy nên 1µC = 10−6 C.

Micro được ký hiệu là µ, là một tiền tố đứng trước một đơn vị đo quốc tế
Micro được ký hiệu là µ, là một tiền tố đứng trước một đơn vị đo quốc tế

Quy đổi 1 µC sang các đơn vị khác

  • 1 µC = 1000 nC (Nanocoulomb)
  • 1 µC = 0,001 mC (Millicoulomb)
  • 1 µC = 10-6 C (Coulomb)
  • 1 µC = 10-7 abC (Abcoulomb)
  • 1 µC = 10-9 kC (Kilocoulomb)
  • 1 µC = 10×10-13 MC (Megacoulomb)
  • 1 µC = 2997,925 statC (Statcoulomb)
  • 1 µC = 2,778×10-7 mAh (Miliampe-giờ)
  • 1 µC = 2,778×10-10 Ah (Ampe-giờ)
  • 1 µC = 1,036×10-11 F (Faraday)
  • 1 µC = 6,242×1012 e (điện tích nguyên tố).
Bảng quy đổi 1 µC sang các đơn vị khác
Bảng quy đổi 1 µC sang các đơn vị khác

Cách quy đổi µC bằng công cụ ConvertWorld

  • Bước 1: Truy cập vào trang web quy đổi đơn vị điện tích Convert World.
Truy cập website Convertworld
Truy cập website Convertworld
  • Bước 2: Nhập số lượng muốn chuyển > Chọn đơn vị là Microcoulomb (µC) > Chọn đơn vị muốn chuyển đổi.
Lần lượt nhập số, đơn vị cần chuyển và đơn vị muốn chuyến
Lần lượt nhập số, đơn vị cần chuyển và đơn vị muốn chuyến
  • Bước 3: Nhấn chọn dấu mũi tên để thực hiện chuyển đổi. Kết quả quy đổi đơn vị sẽ hiển thị ngay bên dưới.
Nhấn vào dấu mũi tên để nhận kết quả
Nhấn vào dấu mũi tên để nhận kết quả

Xem thêm:

Vậy là qua bài viết trên, DINHNGHIA đã chia sẻ đến bạn những kiến thức như định luật Coulomb, 1 µC bằng bao nhiêu C cũng như những cách quy đổi. Hy vọng những kiến thức trên có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên chia sẻ cho bạn bè cùng biết và theo dõi để cập nhật nhiều kiến thức thú vị nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...