Trong marketing, USP là thành phần không thể thiếu để doanh nghiệp có thể cạnh tranh với đối thủ. Vậy USP trong marketing là gì và các bước để xác định USP của sản phẩm. Bài viết dưới đây DINHNGHIA.COM.VN sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Nội dung bài viết
USP là gì?
USP được viết tắt từ Unique Selling Point (điểm bán hàng độc nhất). Đây chính là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ.
USP trong marketing thường được dùng làm khẩu hiệu và được dùng để truyền tải tới nhiều khách hàng tiềm năng. Bởi chúng chính là điều doanh nghiệp bạn có mà đối thủ cạnh tranh không có. Nên các doanh nghiệp sử dụng USP để định vị sản phẩm trong lòng khách hàng.

Vai trò của USP là gì?
USP giúp doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp độc đáo cho người tiêu dùng. Đây là một phần không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty, hỗ trợ chiến dịch trở nên đáng nhớ, ấn tượng tích cực trong mắt người tiêu dùng.
Ngoài ra, USP cũng giúp doanh nghiệp có thể phân biệt sản phẩm với đối thủ cạnh tranh, bởi nó là điểm riêng biệt chỉ có doanh nghiệp bạn có.

5 bước giúp xác định USP cho sản phẩm
Để xác định USP cho sản phẩm bạn cần thực hiện 5 bước sau:
Bước 1: Đặt ra các câu hỏi tại sao
Doanh nghiệp cần đặt các câu hỏi liên quan đến sản phẩm. Điều này giúp công ty khắc hoạ ra tính chất của sản phẩm phù hợp với nhu cầu mong muốn của khách hàng để có thể đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.

Bước 2: Đặt mình vào vị trí khách hàng và trả lời các câu hỏi
Sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ độc đáo mà còn phải phù hợp với thực tế và mang giá trị cho người tiêu dùng. Đứng dưới góc nhìn của khách hàng để đặt ra câu hỏi về sản phẩm, giúp doanh nghiệp hiểu về insights khách hàng.

Bước 3: Hiểu khách hàng, họ muốn gì
Hiểu được sản phẩm mà khách hàng mong muốn từ doanh nghiệp thì công ty chỉ cần tạo ra các USP phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng đang tìm kiếm.

Bước 4: Giá trị mà sản phẩm của bạn mang lại là gì
Trên thực tế, USP chính là sản phẩm có giá trị “độc nhất vô nhị” của công ty. Hãy tìm xem ở sản phẩm của mình có điều gì đặc biệt và khách hàng nhận được lợi ích gì từ giá trị đó?

Bước 5: Xác định giá trị độc nhất, điều gì khiến khách hàng chọn bạn mà không phải đối thủ?
Bởi giá trị của USP là duy nhất nên khi xác định USP doanh nghiệp cần phải thực tế. Chúng sẽ theo xuyên suốt các sản phẩm tiếp theo của doanh nghiệp và khắc ghi vào tâm trí khách hàng.

Làm thế nào để phát triển USP độc đáo và mạnh mẽ?
USP sẽ không phải là một câu khẩu hiểu tốt. Nhưng nếu có một câu khẩu hiệu tốt thì cần tóm tắt toàn bộ USP để nó trở thành slogan của công ty. Xác định USP chính là bước đầu của việc nghiên cứu thị trường và kết nối mạnh mẽ với khách hàng.
Từ đó, thúc đẩy các quyết định mua hàng của họ và những gì họ quan tâm cũng như hiểu được lí do họ chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh. Nắm bắt và nêu rõ lời hứa cho khách hàng, sẽ giúp doanh nghiệp khác biệt. Hiểu được điều gì làm cho công ty trở nên đặc biệt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Những USP nổi bật của các thương hiệu
M & Ms: “Sô cô la sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn”
M & Ms nảy ra ý tưởng làm vỏ kẹo bên ngoài viên sô cô la, giúp cho nó không bị chảy và làm bẩn tay khách hàng. Đây chính là một điểm khác biệt giúp cho M&Ms khác biệt so với các đối thủ, gây ấn tượng mạnh với khách hàng.

Domino’s Pizza: “Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí”
Đây được xem là một USP trong marketing tuyệt vời vì chúng đảm bảo được sự hài lòng của khách hàng. Khi các điều khoản được lập ra để cam kết về chất lượng sản phẩm thì có một điều đáng buồn là khẩu hiêụ này lại gây ra các vấn đề về giao thông bởi hàng loạt các vụ tai nạn xảy ra khi giao hàng.

DeBeers: “Kim cương là mãi mãi”
Được xây dựng từ năm 1948 và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, DeBeers đã tạo ra USP gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng các khách hàng. Bởi tính đơn giản cũng như không thể phá vỡ của kim cương sẽ tượng trưng cho tình yêu bất diệt và vĩnh cửu. Thế nên nó trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng cho nhẫn đính hôn.

Xem thêm:
- Trung gian marketing là gì? Ví dụ trung gian marketing
- Brand Marketing là gì? Tất tần tật thông tin về Brand Marketing
- Chiến lược marketing là gì? Tầm qua trọng của chiến lược này
Trên đây là tất tần tất thông tin về USP và vai trò của nó trong marketing. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về USP trong marketing là gì. Cùng đón chờ các bài viết tiếp theo nhé!