Mọi người thường tẩy da chết trên mặt mà quên đi môi cũng cần được tẩy da chết để môi căng hồng rạng rỡ. Nếu bạn chưa biết cách tẩy tế bào chết cho môi thì bài viết dưới đây là dành cho bạn!
Nội dung bài viết
Vì sao cần tẩy tế bào chết cho môi?
Có 4 lý do chính khiến bạn cần phải tẩy tế bào chết môi thường xuyên:
- Tế bào chết môi lâu ngày sẽ khiến môi khô ráp khi được tẩy da chết sẽ giúp môi mềm mại, có độ ẩm nhất định.
- Lớp tế bào chết lâu ngày sẽ khiến son dưỡng môi không hiệu quả không thể hấp thu được.
- Khi được tẩy da chết môi sẽ căng mọng và dễ ăn son lên màu chuẩn và đẹp hơn.
- Tẩy tế bào chết thường xuyên sẽ giúp môi bạn khỏe mạnh, tăng cường khả năng chống lại tác động xấu.

Những cách tẩy tế bào chết cho môi có thể áp dụng tại nhà
Sử dụng kem đánh răng
Thực hiện phương pháp này bằng cách hãy tẩy trang loại bỏ son, bụi bẩn và lấy lượng kem vừa đủ thoa lên môi, massage nhẹ bằng bàn chải đánh răng 3-5 phút và rửa lại bằng nước ấm. Vì trong kem đánh răng có flour, canxi, ancol,… giúp tẩy da chết và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.

Đường trắng, chanh và mật ong
Dùng 1 thìa đường, mật ong, chanh trộn đều với nhau rồi thoa lên môi và chà nhẹ 5 phút sau đó rửa sạch và sẽ thấy hiệu quả tức thì. Vì mật ong có khả năng dưỡng ẩm, sát khuẩn còn chanh mang hiệu quả tẩy da chết và đường là hạt li ti giúp loại bỏ tế bào chết dư thừa.

Mật ong và yến mạch
Đây là cách vừa tẩy da chết vừa dưỡng ẩm mềm mại môi hiệu quả, nhờ tinh chất có trong mật ong và các hạt yến mạch loại bỏ tế bào chết. Bạn hãy nghiền nhỏ yến mạch và trộn cùng với mật ong, thoa lên môi 5 phút và rửa sạch và sẽ thấy điều bất ngờ.

Sử dụng đường, mật ong và dầu oliu hoặc chanh
Dầu oliu hay chanh và mật ong có khả năng cấp ẩm và tẩy da hiệu quả kết hợp massage với những hạt được sẽ loại bỏ đi lớp da chết cứng đầu. Hãy cho mật ong và dầu oliu hoặc chanh cùng với đường trộn nhẹ và thoa đều lên môi tầm 5 phút và rửa sạch là bạn đã có bờ môi căng mịn.

Vaseline, đường, muối
Vaseline là sản phẩm dưỡng ẩm quốc dân kết hợp cùng muối, đường kháng khuẩn và tẩy đi da chết. Dùng lượng vaseline vừa đủ trộn với muối và đường cho hỗn hợp đồng nhất thoa đều massage 5 phút rồi rửa sạch, đôi môi bạn sẽ hồng hào căng mịn.

Sử dụng dâu tây
Trong quả dâu chứa acid giúp loại bỏ tế bào dư thừa cùng với các vitamin sẽ giúp nuôi dưỡng đôi môi. Đây là cách đơn giản mà hiệu quả bạn chỉ cần nghiền nát quả dâu và lấy thoa lên môi chà nhẹ rồi rửa sạch thực hiện thường xuyên để thấy đôi môi cải thiện trông thấy.

Quy trình tẩy tế bào chết môi
Bước 1: Hãy tẩy trang môi trước khi tẩy da chết nhằm mục đích loại bỏ đi lớp son trang điểm và bụi bẩn.
Bước 2: Lau khô môi và cho các hỗn hợp hay sản phẩm tẩy da chết thoa đều lên môi và chà nhẹ theo chuyển động tròn từ 3-5 phút rồi rửa sạch.
Bước 3: Sau tẩy tẩy da chết môi thường khô nên bạn có thể dùng một loại dưỡng ẩm môi nào đó để cấp ẩm cho môi.

Lưu ý khi tẩy tế bào chết cho môi
Để tránh tình trạng môi quá khô bạn chỉ nên tẩy da chết một tuần 2-3 lần và dưỡng ẩm sau khi tẩy da chết.
Không nên tẩy da chết khi môi đang nứt nẻ chảy máu, có mụn trên dưới môi hay cháy nắng quá nhiều tránh làm tổn thương môi bạn.

Một vài sản phẩm hỗ trợ chăm sóc bờ môi của bạn
Son dưỡng chuyên sâu Omi aroma thư giãn mềm môi
Là dòng son dưỡng của nhà OMI với chiết xuất 100% thực vật tự nhiên lành tình giúp nuôi dưỡng chuyên sâu, hạn chế môi khô nứt nẻ, mang đến đôi môi hồng hào tươi trẻ.
Giá bán: Khoảng 120.000 VNĐ (cập nhật tháng 1/2023).

Thạch dưỡng môi đa năng Omi menturm lành tính dưỡng ẩm cho mẹ & bé
Loại thạch dưỡng môi này có khả năng khóa ẩm tức thì giữ cho đôi toàn căng mịn, hạn chế tình trạng khô môi thiếu nước, khiến môi thiếu sức sống và đặc biệt an toàn cho mẹ và bé.
Giá bán: Khoảng 145.000 VNĐ (cập nhật tháng 1/2023).

Son dưỡng Omi tinh chất keo ong lành da, tái tạo da môi
Sản phẩm dưỡng môi kết hợp tinh chất keo ong và dầu oliu kháng khuẩn và làm mềm mại môi hiệu quả làm lành về nút mẻ đem đến đôi môi căng tràn vạn người mê.
Giá bán: Khoảng 115.000 VNĐ (cập nhật tháng 1/2023).

Xem thêm:
- Mặt nạ đèn led là gì? Sử dụng mặt nạ đèn led có tốt không?
- Tẩy tế bào chết vật lý là gì? Ưu nhược điểm của tẩy tế bào vật lý?
- Niacinamide là gì? Có công dụng gì? Tips kết hợp chăm sóc da
Trên đây là cách tẩy tế bào chết cho môi mà chúng tôi muốn gửi đến bạn, mong rằng nó sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu thấy hay hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!