Mô hình SWOT là công cụ hữu hiệu, giúp ích rất nhiều trong việc thiết lập mục tiêu và xây dựng kế hoạch. Vậy để hiểu SWOT là gì và phân tích xây dựng mô hình thì bạn đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của DINHNGHIA.COM.VN nhé!
Nội dung bài viết
SWOT là gì?
SWOT là một thuật ngữ trong marketing được hình thành từ 4 chữ cái S, W, O và T và có ý nghĩa như sau:
- Strengths (Điểm mạnh): Là thuộc tính và nguồn lực bên trong của doanh nghiệp hỗ trợ một kết quả thành công.
- Weaknesses (Điểm yếu): Nguồn lực bên trong hoạt động chống lại kết quả thành công.
- Opportunities (Cơ hội): Yếu tố bên ngoài mà đơn vị có thể tận dụng hoặc sử dụng làm lợi thế của mình.
- Threats (Rủi ro): Là yếu tố bên ngoài gây nguy hiểm cho sự thành công của tổ chức.

Là một mô hình phân tích kinh doanh được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh để đánh giá vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Chúng là định hướng đúng đắn của doanh nghiệp trên cơ sở phát triển vững chắc.
Bên cạnh đó SWOT còn được mỗi cá nhân sử dụng để phân tích bản thân. Từ đó bạn sẽ dựa vào để lập kế hoạch cho tương lai, hoặc đánh giá các sáng kiến, sản phẩm hoặc dự án.
Phân tích mô hình SWOT là gì?
Mô hình SWOT có mục tiêu chính là hỗ trợ các tổ chức nâng cao nhận thức về các yếu tố trong việc đưa ra quyết định kinh doanh. Bằng cách phân tích về 2 cặp yếu tố bên trong và bên ngoài.

Các yêú tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của một quyết định. Chúng là cơ sở để hoạch định hướng đi cho các chiến lược sắp tới của doanh nghiệp.
Nguồn gốc ra đời
Viện Nghiên cứu Stanford, Menlo Park, California tiến hành một cuộc khảo sát từ những năm 1960 đến năm 1970. Với hơn 500 công ty có doanh thu cao nhất tham gia do Tạp chí Fortune bình chọn.
Cuộc khảo sát lập ra nhằm tìm ra lí do các công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Ban đầu mô hình phân tích này có tên gọi SOFT, là viết tắt của: Satisfactory– Opportunity – Fault – Threat.

Tại Zurich – Thuỵ Sĩ sau khi mô hình này công bố cho Urick và Orr vào năm 1964. Albert đã cùng các nhà nghiên cứu của mình đổi F thành W (Weakness) và SWOT ra đời từ đó. Đến đầu năm 2004 thì SWOT được hoàn thiện và ứng dụng trong nhiều doanh nghiệp.
Những yếu tố trong mô hình SWOT
Bằng cách thực hiện phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ có thể xây dựng các yếu tố là cầu nối giữa những gì công ty đã đạt được cho đến nay và các giải pháp thay thế chiến lược sẽ được tạo ra.

Strength (Điểm mạnh)
Điểm mạnh sẽ mô tả những điểm vượt trội của tổ chức và tách biệt tổ chức đó ra khỏi đối thủ cạnh tranh. Đó là một thương hiệu mạnh, cơ sở khách hàng trung thành, bảng cân đối kế toán mạnh, công nghệ độc đáo.
Weaknesses (Điểm yếu)
Chúng chính là yếu tố ngăn công ty hoạt động ở mức tối đa. Trong những lĩnh vực mà doanh nghiệp cần cải thiện để duy trì tính cạnh tranh chẳng hạn như thương hiệu yếu, chuỗi cung ứng không đầy đủ hoặc thiếu vốn.
Opportunities (Cơ hội)
Cơ hội chính là các yếu tố bên ngoài thuận lợi có thể mang lại cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh để tăng doanh số và thị phần.
Threats (Thách thức)
Là yếu tố có khả năng gây hại cho tổ chức. Các mối đe dọa phổ biến bao gồm những thứ như chi phí nguyên vật liệu tăng, cạnh tranh ngày càng tăng, nguồn cung lao động thắt chặt.
Hay hạn hán là một mối đe dọa đối với một công ty sản xuất lúa mì, vì nó có thể phá hủy hoặc làm giảm năng suất cây trồng. Đây chính là thách thức của doanh nghiệp.
Tại sao bạn nên sử dụng phương pháp phân tích SWOT?
Phân tích SWOT thường được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch chiến lược kinh doanh ở những bước đầu. Giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình hiện tại về nguồn lực, lợi thế cũng như những điểm mà doanh nghiệp cần cải thiện.
Bên cạnh đó, mô hình cũng đánh giá được những nguy cơ từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và những cơ hội. Từ đó nhà quản lí sẽ có 1 caí nhìn tổng thể và hoạch định kế hoạch cho những chiến lược tiếp theo.

Các ưu điểm và nhược điểm của mô hình SWOT
Với mỗi mô hình hay chiến lược đều luôn tồn tại song song cả ưu điểm và nhược điểm. SWOT không phải ngoại lệ khi chúng có ưu điểm và khuyết điểm.
Ưu điểm
Không mất bất kỳ chi phí nào: Đây chính là ưu điểm của SWOT vì bạn không cần bất cứ chi phí thuê các công ty phân tích mà có thể tự lập báo cáo thông qua các dữ liệu từ mạng xã hội và internet.
Kết quả quan trọng: Kết quả chỉ ra một cách tổng quát về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Đây sẽ là dữ liệu quan trong cho các kế hoạch tiếp theo.
Đột phá ý tưởng mới: Các ý tưởng và giải pháp kinh doanh được triển khai từ mô hinh. Các ý tưởng mới lạ, độc đáo được đề ra một cách dễ dàng hơn.

Nhược điểm
Kết quả phân tích chưa chuyên sâu: Bởi vì yếu tố đơn giản và không đưa ra được các ý phản biện. Đây là lí do các phân tích thường chưa được sâu sắc không thể hiện đầy đủ các khía cạnh.
Phân tích chủ quan: Người lập mô hình sẽ không chắc chắn và phân vân với những quyết định mình đưa ra vì họ không thể biết chính xác thật sự chúng đúng hay không.
Không đưa ra hành động cụ thể: Mô hình chỉ là một bức tranh tổng quát về tình hình của tổ chức chứ không khai thác cụ thể rõ ràng.
Cần thực hiện nghiên cứu bổ sung: Bạn phải lập thêm các nghiên cứu bổ sung vì chỉ mình SWOT là không đủ. Chúng vẫn chưa đủ để kết luận một điều gì đó, nó là một quá trình chủ quan phản ánh sự thiên vị của những cá nhân tiến hành phân tích.
Hướng dẫn cách xây dựng mô hình SWOT hiệu quả
Để xây dựng mô hình SWOT hiệu quả ta cần làm theo các bước sau:
Hình thành ma trận SWOT
Dạng bảng gồm đầy đủ các yếu tố S, W, O, T và SO, WO, ST, WT chính là cách thiết lập mô hình cũng như sắp xếp các yếu tố này ở các vị trí hợp lý. Chúng là việc đầu tiên bạn cần làm khi xây dựng ma trận SWOT.
Tạo ra cái nhìn tổng quan hơn để có thể dễ dàng kết hợp và có chiến lược hợp lí. Bạn chỉ cần tìm hiểu yếu tố bên trong và bên ngoài để điền vào.

Tìm kiếm và phát triển điểm mạnh
Kết hợp một cách hợp lý với các thành phần của yếu tố Opportunities với các điểm mạnh trong phần Strength. Muốn chiến lược phát triển điểm mạnh thì phải nghiên cứu thật kỹ để lựa chọn các điểm và cơ hội thích hợp với nhau.
Cải thiện những điểm yếu
Khi nhận thấy được các điểm yếu thì cần phải chuyển hóa chúng thành cơ hội cho sự cải tiến bằng những nguồn lực và thế mạnh có sẵn. Đối với một số điểm yếu bạn không thể chuyển hóa thành cơ hội được. Đây chính là nguyên nhân doanh nghiệp nên kết hợp chúng một cách phù hợp.
Nắm bắt và tận dụng những cơ hội
Luôn nắm bắt các cơ hội dù là nhỏ nhất để kịp thời cải thiện các điểm yếu bên trong. Phát triển chiến lược này, phải nhìn nhận được điểm yếu của doanh nghiệp.
Từ đó nắm bắt được cơ hội nếu khắc phục tốt các yếu điểm. Bạn cần phải tận dụng các cơ hội vì chi phí để cải thiên vấn đề nào đó thường không hề nhỏ.
Xác định và hạn chế rủi ro
Sự cố có thể xảy ra bất cứ khi nào vì điểm yếu, thiếu sót hiện tại. Thành thật nhìn nhận vấn đề và cải thiện nó sớm nhất để giảm thiểu rủi ro xảy ra trong tương lai. Đây chính là cách giúp bạn hạn chế rủi ro trong tương lai.

Xem thêm:
- C2C là gì? Tìm hiểu chi tiết về mô hình C2C trong kinh doanh
- B2C là gì? Tìm hiểu các kiến thức về mô hình kinh doanh B2C
- Mô hình erd là gì? Cách chuyển mô hình erd sang mô hình quan hệ
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu mô hình SWOT là gì , để xây dựng kế hoạch một cách hiệu quả cho tương lai. Đừng quên đón chờ những bà viết tiếp theo nhé!