Soạn bài Lão Hạc Ngắn Gọn HAY NHẤT và tóm tắt tác phẩm lão Hạc lớp 8

Văn họcSoạn bài Lão Hạc Ngắn Gọn HAY NHẤT và tóm tắt tác...

Ngày đăng:

Nam Cao là nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam. Các tác phẩm của ông đều mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Soạn bài Lão Hạc và Phân tích nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của ông sẽ giúp chúng ta thấy được hoàn cảnh khốn cùng và cuộc sống bi thương của người nông dân trong xã hội cũ, đồng thời cũng nhận ra vẻ đẹp tâm hồn cao quý của họ. Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu, phân tích, thuyết minh và cảm nhận về nhân vật lão Hạc cũng như soạn bài, tóm tắ Lão Hạc trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu nhà văn Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc

Trước tiên để hiểu rõ nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học bất kỳ, người đọc cũng cần nắm được những thông tin cơ bản về nhà văn cũng như tác phẩm đó. Soạn bài Lão Hạc hay phân tích diễn biến tâm lý phức tạp của lão Hạc chúng ta cần hiểu được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và đôi nét về nhà văn.

Đôi nét về nhà văn Nam Cao

Nam Cao là một trong số cây bút tài hoa xuất sắc của phong trào văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Đặc biệt, ông được mệnh danh là “nhà văn của người nông dân”, bởi những tác phẩm của ông chủ yếu hướng về cuộc sống của những người dân nghèo khổ trong xã hội cũ. Khi soạn bài Lão Hạc, chúng ta cần tìm hiểu sâu về nhà văn với nhưng thông tin như sau:

Nam Cao sinh năm 1915 và mất năm 1951, quê ông ở làng Đại Hoàng, thuộc phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay. Đại đa số các tác phẩm của Nam Cao đều xoay quanh hai đề tài chính, đó là người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo thời xưa. Suốt cuộc đời lao động hết mình cho nghệ thuật, cho thơ ca văn học, Nam Cao luôn ý thức trách nhiệm trong ngòi bút của việc để tạo ra những tác phẩm có giá trị với sức cống hiến lớn lao nhất.

Là nhà văn có năng khiếu xuất sắc cùng với một phong cách nghệ thuật độc đáo, Nam Cao luôn dành tình cảm chân thành của mình vào đời sống của những con người nghèo khổ trong xã hội. Ngòi bút của ông vừa tỉnh táo sắc lạnh, lại vô cùng nặng trĩu suy tư với da diết yêu thương cho những con người cùng khổ. Chất văn của tác giả Nam Cao vô cùng chân thực, dung dị và đời thường. Bởi với ông, hiện thực là trên hết. Hiện thực đầy sinh động, cụ thể và rõ nét để phục vụ cho hành trình “nghệ thuật vị nhân sinh”.

Với phong cách nghệ thuật thấm đượm ý vị triết lý mà vô cùng trữ tình, Nam Cao vốn có sở trường phân tích và diễn tả tâm lý con người. Ngôn ngữ trong các tác phẩm ông để lại nhìn chung vô cùng mộc mạc, chân chất như chính con người của ông vậy. Không chỉ thế, lối văn của Nam Cao cũng dạt dạo ý vị tinh tế, uyển chuyển và đầy sống động.

Với khả năng nghệ thuật của mình, tài năng xuất chúng đầy sức sáng tạo, kết hợp với tâm hồn vị tha yêu thương con người, nhà văn Nam Cao đã góp phần không nhỏ trong việc cách tân nền văn xuôi nước nhà theo hướng hiện đại hóa. Khi soạn bài Lão Hạc, những thông tin trên đây sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc về nghệ thuật cũng như nội dung mà tác phẩm chứa đựng.

Giới thiệu tác phẩm Lão Hạc

Các tác phẩm của Nam Cao chủ yếu là các truyện ngắn, nổi bật hơn cả là tác phẩm Lão Hạc. Đây là một trong số các tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu nhất cho phong cách sáng tác và tài năng nghệ thuật của nhà văn. Truyện ngắn này được đăng báo lần đầu năm 1943. Soạn bài Lão Hạc, chúng ta nhất định cần ghi nhớ các thông tin này.

Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực và đầy cảm động về số phận một lão nông nghèo trong hoàn cảnh éo le. Nhà văn đã đi vào tận cùng ngõ ngách tâm lý nhân vật, đã thâm nhập vào những thân phận cùng khổ nhất để mà từ đó cất lên tiếng nói trân trọng, yêu thương và tấm lòng cảm thông vô hạn.

Giới thiệu tác phẩm Lão Hạc
Giới thiệu tác phẩm Lão Hạc

Tóm tắt tác phẩm Lão Hạc khi soạn bài Lão Hạc

Soạn bài Lão Hạc và phân tích tâm lý nhân vật thì việc tóm tắt tác phẩm vô cùng quan trọng. Những chi tiết chính dưới đây sẽ giúp chúng ta có được một bản tóm tắt lão Hạc đầy đủ nhất.

Tác phẩm kể về một lão nông nghèo – lão Hạc – một người mang phẩm chất trong sạch. Vợ lão mất sớm, để lão Hạc một mình còm cõi cùng một đứa con trai. Lão nghèo đến nỗi mà tài sản duy nhất chính là mảnh vườn và “cậu vàng”- chú chó mà lão hết mực yêu thương.

Do không đủ tiền để mà cưới vợ, con trai lão Hạc chán nản làm đơn xin đi mộ phu đồn điền cao su, để lão lại cùng con chó vàng. Lão Hạc vô cùng thương con, thương con bao nhiêu nhớ con bấy nhiêu thì lão cố gắng chăm chỉ làm vườn để mà giành dụm để khi con trai lão về thì có tiền mà cưới vợ cho con.

Ấy vậy mà, đột nhiên lão ốm nặng, bao nhiêu tiền dành dụm cũng đội nón đi hết. Khi sức khỏe lão Hạc ngày một yếu đi, vườn cũng không có gì để bán, sự đói kém nghèo khổ khiến lão kiệt quệ, phải lo từng ngày, từng bữa ăn. Tài sản còn lại chỉ có cậu vàng, lão ăn năn day dứt khi quyết định bán đi chú chó mà đối với lão nó quan trọng bao nhiêu.

Nghĩ lại thân phận mình, nghĩ đến sự khổ cực đành rứt ruột bán đi cậu vàng, nghĩ đến cái sự già yêu ngày một gần, lão Hạc quyết định gửi lại mảnh vườn và số tiền còm cõi của mình cho ông giáo, và xin ít bả chó của Binh Tư để mà kết thúc cuộc sống túng quẫn. Lão Hạc chết một cách đau đớn, nhưng cái chết làm sáng người nhân phẩm cao đẹp của lão.

Cuộc sống khốn cùng nghèo đói vất vả của lão Hạc cũng chính là số phận và cuộc đời của những người nông dân trong xã hội cũ trước Cách mạng tháng Tám. Thông qua cuộc đời, số phận và cái chết đau đớn của lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã phản ánh chân thực đời sống của những con người khốn khổ, qua đó gián tiếp bày tỏ thái độ trân trọng và tấm lòng nhân đạo của mình.

Không dừng lại ở đó, nhà văn hiện thực của chúng ta còn nêu lên một triết lý nhân sinh: con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa khi biết chia sẻ, nâng niu và trân trọng những điều đáng quý, bởi “chết trong còn hơn sống đục”. Đồng cảm với những số phận đáng thương bao nhiêu, Nam Cao lại tố cáo vạch trần bản chất thối nát của xã hội đương thời bấy nhiêu.

Tóm tắt tác phẩm Lão Hạc khi soạn bài Lão Hạc
Tóm tắt tác phẩm Lão Hạc khi soạn bài Lão Hạc

Soạn bài Lão Hạc ngắn nhất trong chương trình Ngữ Văn 8

Để phân tích diễn biến tâm lý và tính cách nhân vật một cách tốt nhất, chúng ta cùng soạn bài Lão Hạc qua việc tìm ra sơ đồ tư duy phân tích nhân vật lão Hạc, cuộc đời và tính cách nhân vật lão Hạc thể hiện trong tác phẩm. Từ đó, có những cảm nhận về nhân vật lão Hạc qua việc trả lời những câu hỏi trong chương trình sách giáo khoa

Bố cục tác phẩm khi soạn bài Lão Hạc

Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao có thể được chia ra làm ba phần chính như sau:

  • Phần 1 – Từ đầu đến “nó thế này ông giáo ạ”: Miêu tả sự ăn năn, day dứt và dằn vặt của lão Hạc khi bán cậu Vàng.
  • Phần 2 – Tiếp đến “một thêm đáng buồn…: Lão Hạc gửi ông giáo tiền bạc và mảnh vườn cho cậu con trai
  • Phần 3 – Đoạn còn lại: Cái chết đau đớn đầy đau khổ của lão Hạc

Hoàn cảnh, tình thế của lão Hạc và diễn biến tâm lý sau khi bán cậu Vàng

Chú chó Vàng được lão âu yếm yêu thương gọi là cậu Vàng là người bạn tri kỉ như hình với bóng với lão. Tình cảm của lão dành cho cậu Vàng được nhà văn miêu tả cụ thể và chân thực cũng như tâm trạng buồn đau khi quyết định bán đi cậu Vàng của lão. Soạn bài Lão Hạc, chúng ta cần phân tích chi tiết này

Tình cảm của lão Hạc dành cho cậu Vàng

  • Trân trọng, yêu thương gọi chú chó của mình là cậu Vàng
  • Làm bạn với cậu Vàng để khuây khỏa và giải tỏa những nỗi nhớ con trai
  • Lão Hạc đối xử với cậu Vàng rất chân thành và giàu tình cảm như với con cháu của mình: cho cậu Vàng ăn trong bát, gắp thức ăn cho, cưng nựng, chửi yêu…

Tình thế khốn cùng buộc lão Hạc phải bán đi cậu Vàng

Sau trận ốm lay lắt cùng với trận bão đi qua khiến lão Hạc ngày một ốm hơn, luôn trong hoàn cảnh tính ăn từng bữa “đói lay lắt”. Khi soạn bài Lão Hạc, đấy là hoàn cảnh khiến người đọc cảm động vô cùng.

Diễn biến tâm lý sau khi lão Hạc bán cậu Vàng

  • Lão nông ấy cố tỏ ra vui vẻ, bình thản như không có chuyện gì, nhưng lại “đôi mắt ầng ậc nước” “mếu máo như con nít”
  • Lão Hạc cảm thấy ăn năn hối lỗi và tệ bạc khi lừa một con chó
  • Lão đau đớn đầy dằn vặt vì quá thương cậu Vàng của mình

Phải nói rằng, khi soạn bài Lão Hạc và phân tích diễn biến tâm lý của lão khi bán cậu Vàng, chúng ta thấy hình ảnh về một lão nông chân chất, đôn hậu, giàu tình cảm, một người hiền lành, và sống tình nghĩa. Bởi thế, nên lão Hạc mới thấy dằn vặt lương tâm khi nỡ lòng lừa một con chó.

Nguyên nhân cái chết của lão Hạc

  • Bởi tình cảnh nghèo khổ và quá túng quẫn: bần cùng, đói leo lắt lo ăn từng bữa
  • Lão không thể ăn vào số tiền đã tích cóp chút ít nhỏ nhoi mà vốn để dành cho cậu con trai
  • Lão Hạc quyết định lựa chọn cái chết là cách giải thoát cho số kiếp và bảo toàn số tiền cho con

Chi tiết lão Hạc thu xếp nhờ ông Giáo già, sau đó mới tìm đến cái chết chứng tỏ rằng:

  • Lão nông này là người giàu lòng tự trọng và biết lo xa, không muốn cái chết của mình ảnh hưởng đến người khác
  • Lão không nhận sự giúp đỡ, không chấp nhận việc làm bất lương
  • Lão Hạc là người có phẩm cách cao quý, coi trọng nhân phẩm và danh dự hơn cả mạnh sống.

Nhận xét về cuộc sống của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám

  • Bị bần cùng hóa, cùng cực hóa cuộc sống
  • Họ bị bóc lột, nghèo đói, sống khổ cực
  • Cuộc sống eo hẹp túng quẫn dẫn tới bế tắc kiệt quệ
  • Họ là những người nông dân có phẩm chất cao quý, trong sạch, lương thiện và giàu lòng yêu thương
  • Họ sẵn sàng đối mặt với cái chết để bảo toàn danh dự nhân phẩm
  • Họ là những người giàu tình cảm, tiềm tàng sức mạnh để phản kháng lại những bất công ngang trái
Soạn bài Lão Hạc ngắn nhất trong chương trình Ngữ Văn 8
Soạn bài Lão Hạc ngắn nhất trong chương trình Ngữ Văn 8

Phân tích nhân vật khi soạn bài Lão Hạc

Trong khi soạn bài Lão Hạc, chúng ta không thể quên phân tích nhân vật lão Hạc, bày tỏ cảm nhận về nhân vật lão Hạc cũng như những phẩm chất tốt đẹp của lão nông này.

Lão Hạc là một người nông dân khốn khổ và bất hạnh

Một lão nông ngoài sáu mươi tuổi, vợ mất sớm, một mình đơn độc với đứa con trai cũng sớm vì nghèo mà bỏ đi phu điền cao su. Chỉ có duy nhất chú chó – cậu Vàng là người bạn tâm giao tri kỉ với lão qua ngày. Cả tài sản của lão quy lại chỉ có mấy sào vườn, một túp lều và chú chó vàng mà thôi. Cái cảnh gà trống nuôi con, lần hồi làm thuê kiếm sống, để rồi nghèo khó không qua nổi mà con trai đành bỏ đi làm công nhân.

Tuổi già sống cô quạnh trong nghèo nàn đói kém, lão Hạc vẫn không để danh dự và nhân phẩm bị ảnh hưởng. Trận ốm dai dẳng kéo dài những hai tháng mười tám ngày, không một người thân đỡ đần, không một ai chăm sóc, không một chén thuốc, ấy vậy mà lão cũng leo lắt qua được. Thế những, vốn liếng dành dụm đi hết, lão lo ăn từng bữa qua ngày… Tình cảnh của lão nông ấy thật đáng thương bao nhiêu “Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một thứ gì đâu?”

Lão nông ấy bế tắc đành tìm đến cái chết để giải phóng cuộc sống túng quần này. Cuộc sống ngày một nặng nề khi miếng cơm đề nặng lên lão mỗi ngày. Lão ăn khoai, ăn củ chuối sống qua ngày. Một lão nông già cô đơn tính ăn từng bữa… Soạn bài Lão Hạc, chúng ta không khỏi cảm động những chi tiết này được Nam Cao miêu tả thật sinh động và chân thực biết bao.

Số phận mỗi một kiếp người như lão Hạc thật đáng thương bao nhiêu. Họ bế tắc và tìm đến kết cục bi thảm của cái chết. Nếu như Lang Rận thắt cổ chết, Chí Phèo tự sát bằng mũi dao thì lão Hạc lại ra đi bởi bả chó…Đến chết vẫn phải đau đớn giãy giụa “nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta làm kiếp gì cho thật sướng?” – câu hỏi ấy thể hiện nỗi đau tột cùng cũng là sự bế tắc không lời giải đáp của lão Hạc.

Lão Hạc – một con người hiền lành và nhân hậu

Soạn bài Lão Hạc, người đọc còn nhận ra hình ảnh về một lão nông già đầy tình yêu thương, sự hiền lành và đôn hậu. Lão là một ông bố rất thương con, vì không có tiền mà con bỏ đi làm đồn điền cao su khiến lão canh cánh trăn trở và đau lòng. Lão thương con,lão chỉ biết khóc…. Đói khổ thế nào, lão cũng quyết giữa ba sào vườn cho con, “lão thà chết chứ nhất định không chịu bán đi một sào”.

Tất cả đều vì đứa con trai đi biền biền năm, sáu năm rồi chưa về. Một sự hi sinh âm thầm to lớn của những người bố “gà trống nuôi con”. Lòng nhân hậu, vị tha của lão nông này còn thể hiện ở tình cảm mà lão dành cho cậu Vàng. Cho nó ăn cơm, bắt rận cho nó, ăn gì cũng chia cho nó, lão tâm sự với nó như một người tri kỉ…

Cậu Vàng dù chỉ là một chú chó, nhưng đã được lão Hạc chăm sóc, nuôi nấng chẳng khác gì người con, người cháu của mình. Nó chính là điểm tựa, là nguồn vui, nơi san sẻ tinh thần tuổi già của lão nông ấy. Cậu Vàng chính là một phần đời sống của lão, là thú vui tuổi già duy nhất mà lão Hạc có. Ấy vậy mà, sự khắc nghiệt của cuộc sống dồn lão phải bán đi cậu Vàng. Để rồi sau khi bán cậu Vàng đi, từ túng quấn, từ ăn năn day dứt đã đẩy lão Hạc xuống xuống đáy bể bi kịch, để mà chọn cái chết thảm thương và đau đớn.

Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ nhưng trong sạch, giàu lòng tự trọng

Khi mà cái đói rình rập từng bữa, miếng cơm phải lo từng ngày, khi lão phải ăn củ khoai, củ chuối cho qua bữa… nhưng lão Hạc của chúng ta vẫn giữ lòng tự trọng và danh dự của mình. Soạn bài Lão Hạc, người đọc không khỏi xúc động về nhân phẩm cao quý của lão cố nông này.

Ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ lão nhưng đều bị lão thẳng thừng từ chối. Bất đắc dĩ mà phải bán con chó, để rồi cuộc sống của lão sau đó chìm trong ăn nặn và hối hận. Khi phải tìm đến cái chết, lão Hạc cũng phải lo chu toàn, gửi lại mấy sào vườn cho con trai, ba mươi đồng bạc lẻ để mà “nếu có chết…gọi là của lão có tí chút” vì lão không muốn vì mình mà làm phiền đến những người hàng xóm.

Cuộc đời lão Hạc thật nhiều khổ cực và nước mắt. Soạn bài Lão Hạc và phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật đã khiến chúng ta cũng rưng rưng nước mắt. Một lão nông già sống lặng lẽ, âm thầm, sống đơn độc, cơ cực để rồi phải chết trong quằn quại đầy đau đớn bởi bả chó. Tuy vậy, soạn bài Lão Hạc chúng ta đều thấy vượt lên trên tất cả chính là những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của lão nông này: sự nhân hậu vị tha, tính cách hiền lành chân chất, sự trong sạch, giàu lòng tự trọng và không để cuộc sống đề bẹp danh dự nhân phẩm…. Lão Hạc, có thể nói, chính là điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.

Lão Hạc là một người nông dân khốn khổ và bất hạnh
Lão Hạc là một người nông dân khốn khổ và bất hạnh

Xem thêm:

Hi vọng khi soạn bài Lão Hạc, bạn đã năm được những kiến thức cần thiết cho mình. Dinhnghia.COM.VN cũng mong rằng qua chủ đề soạn bài Lão Hạc và việc Phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập của bản thân. Nếu có bất cứ câu hỏi hay có đóng góp gì liên quan đến chủ đề bài viết “Tóm tắt lão Hạc”, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan