Trong quá trình sử dụng tài khoản ngân hàng chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ số dư khả dụng. Vậy số dư khả dụng là gì và phân biệt số dư khả dụng với số dư hiện tại như thế nào là đúng nhất? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Số dư khả dụng là gì?
Bạn có thể hiểu đơn giản số dư khả dụng chính là số tiền mà bạn có trong tài khoản và có thể sử dụng số tiền này trong các giao dịch. Lấy một ví dụ cụ thể cho bạn dễ hình dung:
Hiện tại số tiền của bạn đang là 50 triệu đồng, tùy vào mức quy định của ngân hàng mà khách hàng cần phải duy trì tối thiểu 50 – 100 nghìn đồng trong tài khoản của mình. Nếu ngân hàng yêu cầu duy trì 100 nghìn đồng trong tài khoản thì bạn có thể sử dụng 49,9 triệu đồng và đây cũng chính là số dư khả dụng.

Phân biệt số dư khả dụng, số dư thực tế
Ở mục trên, bạn đã hiểu thế nào là số dư khả dụng vậy thì hãy cùng tìm hiểu về số dư thực tế. Số dư thực tế với tài khoản thường (không được cấp hạn mức thấu chi) sẽ lớn hơn hoặc bằng với số dư khả dụng và phụ thuộc vào quy định về số tiền để duy trì tài khoản của mỗi ngân hàng mà sự chênh lệch về số tiền sẽ khác nhau.
Công thức chung:
Số dư khả dụng = Số dư thực tế + Hạn mức thấu chi (nếu có) – Số dư tối thiểu cần có để duy trì tài khoản (nếu có) – Số tiền bị phong tỏa (nếu có)
Cụ thể:
- Số dư thực tế: Là tổng tất cả số tiền trong tài khoản.
- Hạn mức thấu chi: Được dùng để giao dịch ngoài số tiền khách hàng đang có trong tài khoản. Nếu số tiền trong tài khoản không đủ trong 1 giao dịch nào đó, ngân hàng sẽ sẽ trích trong hạn mức thấu chi để chi trả và thu lãi theo quy định tương đương với số tiền đã được chi trả.
- Số dư tối thiểu duy trì tài khoản: Đây là số tiền tối thiểu trong tài khoản của khách hàng cần phải có để có thể duy trì hoạt động của tài khoản. Thông thường số dư tối thiểu thường là 100 nghìn đồng nhưng cũng có một số ngân hàng không quy định số dư tối thiểu.
- Số tiền bị phong tỏa: Số tiền này đã bị ngân hàng phong tỏa hay giữ lại trong tài khoản theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo văn bản của cấp có thẩm quyền cho mục đích trả nợ, truy đòi do chuyển nhầm, số tiền đang bị tranh chấp,…

Cách kiểm tra số dư khả dụng
Kiểm tra trực tiếp số dư khả dụng tại quầy giao dịch
Đây là phương pháp truyền thống và cũng là phương pháp tốn nhiều thời gian nhất. Cụ thể là bạn cần đem theo CMND/CCCD đến chi nhánh ngân hàng mà bạn mở tài khoản, sau đó ngân hàng sẽ xác minh tính trùng khớp của thông tin và chữ ký. Nếu đã chính xác, bạn sẽ được ngân hàng thông báo số dư tài khoản.

Kiểm tra số dư khả dụng tại máy ATM
Ở cách này, bạn cần đem theo thẻ và đến các máy ATM để tiến hành kiểm tra số dư khả dụng. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Cho thẻ ATM/thẻ thanh toán vào khe nhận thẻ trên ATM.
- Bước 2: Nhập chính xác mật khẩu.
- Bước 3: Chọn “Truy vấn thông tin tài khoản” trên màn hình.
Kết thúc 3 bước trên, ngân hàng sẽ hiển thị cho bạn số dư khả dụng trong tài khoản.

Kiểm tra qua kênh SMS Banking
Ở phương pháp này, bạn chỉ cần gửi tin nhắn theo đúng cú pháp sẽ được tổng đài phản hồi tin nhắn thông báo số dư tài khoản của bạn. Tuy nhiên bạn sẽ phải chi trả cho phí gửi tin nhắn.
Ví dụ ở tài khoản VIB, để biết số dư khả dụng tài khoản, bạn cần nhập cụ pháp như sau:
VIB SDTK <Mã khách hàng> rồi gửi đến tổng đài 6089
Với Mã khách hàng là mã số nhận diện mà khách hàng sẽ được cấp tại ngân hàng mình mở thẻ.

Kiểm tra qua kênh ngân hàng số
Đây là cách kiểm tra số dư khả dụng đơn giản và tiết kiệm nhất, có thể khắc phục được nhược điểm của các phương pháp trên. Trước hết, khách hàng cần truy cập vào Mobile Banking hay Internet Banking và tiến hàng các bước sau:
- Bước 1: Tiến hành đăng nhập vào Mobile Banking/Internet Banking sau khi đã hoàn thành đăng ký tài khoản.
- Bước 2: Tại mục “Tài khoản”, bạn chọn tài khoản mà mình muốn xem để ứng dụng hiển thị thông tin tài khoản và tra cứu số dư tài khoản.

Số dư khả dụng của mỗi ngân hàng có khác nhau không?
Quy định về số dư khả dụng có thể khác nhau đối với từng ngân hàng, điều này đồng nghĩa với việc số tiền có sẵn trong tài khoản mà khách hàng được phép sử dụng cũng sẽ khác nhau. Vì vậy mà khách hàng cần kiểm tra kỹ các quy định và chính sách của ngân hàng về số dư tối thiểu trước khi mở tài khoản cho mình.
Ví dụ đã được đề cập ở trên, số dư tối thiểu thông thường ở các ngân hàng là 50.000 VNĐ. Tuy nhiên, có những ngân hàng yêu cầu số dư tối thiểu cao hơn hoặc thậm chí không có yêu cầu số dư tối thiểu (như Vietinbank, Maritime). Điều này có nghĩa là số dư khả dụng có thể bằng số dư hiện tại trong tài khoản.

Xem thêm:
- ACCA là gì? Ý nghĩa và Giá trị của chứng chỉ ACCA
- ROE là gì? Công thức tính ROE? Mối liên hệ ROE và chỉ số tài chính khác
- Vốn ODA là gì ưu nhược điểm? Hình thức, Tính chất của vốn ODA
Bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Số dư khả dụng là gì?” Và cách phân biệt với số dư thực tế như thế nào. Chúc bạn có được thông tin hữu ích và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của DINHNGHIA.COM.VN nhé!