Snapshot là gì? Vai trò Snapshot trong cơ sở dữ liệu

Lập trìnhSnapshot là gì? Vai trò Snapshot trong cơ sở dữ liệu

Ngày đăng:

Snapshot là một trong những thuật ngữ quen thuộc để chỉ hình thức sao lưu dữ liệu. Tuy nhiên thuật ngữ này vẫn hay bị nhầm lẫn với backup. Vậy Snapshot thực chất là gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây của DINHNGHIA.COM.VN nhé!

Snapshot là gì và ứng dụng? Snapshot và backup có giống nhau?
Snapshot là gì và ứng dụng? Snapshot và backup có giống nhau?

Snapshot là gì?

Snapshot là một hình thức sao lưu dữ liệu tạm thời dành cho nhiều mục đích khác nhau. Hình thức chụp này thường dùng để sao lưu dữ liệu ngắn hạn vì thế nên những snapshot cũ sẽ thường xảy ra tình trạng bị đè lên bởi snapshot mới. Snapshot thường được dùng để khôi phục phiên bản gần nhất của máy chủ.

Snapshot là gì?
Snapshot là gì?

Snapshot là tính năng lưu trữ thông tin của cơ sở dữ liệu nguồn, được biết đến như SQL Server. SQL Server là từ viết tắt cho Structured Query Language server. Đây là một công cụ quản lý dữ liệu, nó rất phổ biến và thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Khái niệm snapshot

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, snapshot được hiểu là hành động chụp nhanh trạng thái của hệ thống tại một thời điểm nhất định ở dạng tĩnh và chỉ cho phép đọc (read-only). Mục đích khi snapshot là để sử dụng trong việc khôi phục máy chủ. Khi khôi phục snapshot, máy chủ sẽ tự động trở lại đúng như thời điểm thực hiện snapshot.

Snapshot được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu nguồn (SQL Server)
Snapshot được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu nguồn (SQL Server)

Dữ liệu snapshot được chụp sẽ luôn nằm trên cùng một máy chủ với cơ sở dữ liệu nguồn (SQL Server) và sẽ chỉ biến mất khi được loại bỏ hoàn toàn. Khi cơ sở dữ liệu nguồn được cập nhật thì dữ liệu snapshot cũng sẽ được cập nhật. Điều này dẫn đến dung lượng đĩa sẽ càng nhanh hết khi cơ sở dữ liệu snapshot càng dài.

Cơ chế hoạt động của snapshot

Cơ sở dữ liệu của các snapshot thường sẽ hoạt động ở cấp độ data-page. Nó sẽ tiến hành lưu trang gốc lẫn các bản ghi dữ liệu đang tồn tại song song nó khi một snapshot được chụp.

Việc sao lưu này cũng được áp dụng với mỗi trang trong khi chỉnh sửa lần đầu tiên. Tuy nhiên, trước nó được chỉnh sửa thì trang gốc sẽ được sao chép từ cơ sở dữ liệu nguồn dưới dạng snapshot. Ưu điểm của snapshot là các cơ sở dữ liệu sẽ không bao giờ bị thay đổi, vì các thao tác đọc luôn truy cập vào các trang dữ liệu gốc – bạn sẽ không cần lo lắng về trường hợp mất dữ liệu.

Vậy, việc lưu trữ các trang gốc của snapshot được diễn ra như thế nào? Snapshot sử dụng một hoặc nhiều file rải rác để lưu trữ các trang gốc được sao chép. Snapshot sẽ chọn những tệp trống hoàn toàn để lưu trữ.

Khi có càng nhiều trang được cập nhật thì đồng nghĩa với việc dung lượng tệp sẽ càng lớn. Để hiểu rõ hơn về cách lưu trữ dữ liệu trang gốc, hãy tham khảo ngay ảnh sau. Trạng thái A chỉ dung lượng tệp khi có khoảng 30% các trang gốc được cập nhật trong thời gian tồn tại snapshot. Còn trạng thái B thì chiếm đến 80% tệp.

Dung lượng tệp ở 2 trạng thái khác nhau
Dung lượng tệp ở 2 trạng thái khác nhau

Lợi ích khi snapshot cơ sở dữ liệu

Duy trì lịch sử dữ liệu

Duy trì lịch sử dữ liệu
Duy trì lịch sử dữ liệu

Lợi ích ghi nhớ lịch sử mỗi khi cập nhật dữ liệu và cho phép mở rộng quyền truy cập. Việc này giúp các doanh nghiệp theo dõi được các kết quả qua từng kỳ để làm báo cáo và xây dựng kế hoạch hợp lý hơn cho quý sau. Ngoài ra,việc duy trì lịch sử dữ liệu có thể lưu trữ vĩnh viễn và chỉ biến mất khi người dùng loại bỏ nó.

Sử dụng nhân đôi cơ sở dữ liệu – database mirror

Sử dụng nhân đôi cơ sở dữ liệu – database mirror
Sử dụng nhân đôi cơ sở dữ liệu – database mirror

Các máy chủ giống nhau (mirror server) sẽ truy cập được các cơ sở dữ liệu được snapshot khi cơ sở dữ liệu đó được nhân đôi lên thành. Việc nhân đôi sẽ giúp các truy vấn đang chạy trên cơ sở dữ liệu nhân đôi (database mirror) có thể giải phóng tài nguyên cho phần chính – thuận tiện cho việc tạo báo cáo.

Bảo vệ dữ liệu

Việc tạo snapshot cơ sở dữ liệu thường xuyên sẽ giảm thiểu các lỗi bên phía người dùng chính tạo ra. Để giảm thiểu các lỗi ở mức độ cao hơn, việc tạo một loạt snapshot cơ sở dữ liệu kéo dài trong thời gian vừa đủ để nhận dạng và phản ứng với đa số các lỗi phía người dùng.

Bảo vệ dữ liệu
Bảo vệ dữ liệu

Để đưa lại về bản gốc không có lỗi, bạn có thể chọn cách hoàn nguyên cơ sở dữ liệu về snapshot ngay trước khi xảy ra lỗi hoặc sửa lỗi một cách thủ công từ thông tin gốc trong snapshot. Khi sử dụng thuần thục snapshot và theo dõi được cách lỗi dữ liệu xảy ra, bạn sẽ xác định số lượng snapshot nên chụpthời gian lưu trữ chúng.

Quản lý các testing database (dữ liệu thử nghiệm)

Quản lý các testing database (dữ liệu thử nghiệm)
Quản lý các testing database (dữ liệu thử nghiệm)

Đây là lợi ích giúp cho các nhà phát triển và người kiểm tra hoàn thành phiên bản chính thức một cách hoàn hảo nhất. Khi thử nghiệm, bạn có thể chụp snapshot cho cơ sở dữ liệu để lưu trữ phiên bản gốc. Sau đó tiến hành chạy thử nghiệm những phiên bản khác và sau mỗi lần chạy, bạn có thể trả lại cơ sở dữ liệu gốc bằng cách hoàn tác snapshot của nó.

Phân biệt Snapshot và backup

Backup là gì?

Backup là gì?
Backup là gì?

Backup là việc sao lưu dữ liệu mà trong đó nó sẽ tạo ra các bản sao của các file bao gồm cả tệp liên quan đến trang web hay email với mục đích lưu trữ lâu dài.

Đây được xem như là một tính năng có ích trong việc khôi phục dữ liệu sau các sự cố vì nó được lưu trữ ở nơi tùy chọn, có thể là vị trí khác so với nội dung gốc hoặc bên ngoài máy chủ. Việc backup có thể kéo dài tùy thuộc vào lượng dữ liệu. Vì thế, khi kết thúc quá trình backup thì dữ liệu ở thời điểm kết thúc sẽ có thể không nhất quán hoàn toàn với dữ liệu ban đầu.

Điểm khác nhau giữa snapshot và backup

Điểm khác biệtSNAPSHOTBACKUP
Nơi lưu trữTùy chọn nơi lưu trữLưu cùng vị trí với dữ liệu gốc
Sự thay đổi của dữ liệuGiữ đúng dữ liệu lúc chụp snapshotDữ liệu cuối và dữ liệu ban đầu khi backup có thể khác nhau
Thời gian lưu trữNgắn hạnDài hạn
Dữ liệu lưu trữFileFile, phần mềm và đôi khi là trang web hay email
Tốc độ sao chép dữ liệuNhanhTùy vào dung lượng dữ liệu

Có thể sử dụng đồng thời snapshot và backup

Hoàn toàn có thể sử dụng song song snapshot và backup để sao chép và lưu trữ dữ liệu. Để việc lưu trữ dữ liệu được hiệu quả hơn, hãy cùng tìm hiểu khi nào nên backup và khi nào nên snapshot nhé!

Khi nào nên backup? Backup được sử dụng để bảo toàn dữ liệu Cloud Server. Thêm vào đó, việc backup cũng giúp bạn tránh những rủi ro mất dữ liệu khi quên lưu hoặc vô tình xoá file.

Khi nào nên snapshot? Để không gặp phải trường hợp phần mềm xung đột với hệ điều hành, hãy chụp snapshot trước khi cài đặt phần mềm mới lên Cloud Server. Nếu xảy ra xung đột, bạn chỉ cần rollback lại dữ liệu được sao chép khi trước.

Xem thêm:

Trên đây là bài viết làm rõ khái niệm snapshot trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phân biệt snapshot, backup. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Cách quy đổi từ cm/s² sang m/s² một cách chính xác

Việc chuyển đổi đơn vị gia tốc từ cm/s²...

1C Bằng Bao Nhiêu μC? Công thức quy đổi 1C sang μC

Trong cuộc sống hàng ngày và trong lĩnh vực...