SDK được biết đến như một công cụ phát triển phần mền. Chúng được tạo ra dễ dàng nhờ các trình duyệt cũng như phát triển ứng dụng thông qua một nền tảng nhất định. Vậy SDK là gì, cùng dinhnghia theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải nhé!
Nội dung bài viết
SDK là gì?
SDK (Software Development Kit) hay còn được biết đến như là bộ công cụ và phần mềm phục vụ cho việc phát triển ứng dụng dựa trên một nền tảng nhất định. SDK chuyên cung cấp bộ thư viện, mẫu template, tài liệu, mẫu code.
Bên cạnh đó chúng còn cung cấp các tiện ích gỡ rối, ghi chú, tài liệu bổ sung,…Nhằm giúp các lập trình viên dễ dàng tích hợp vào ứng dụng hay phần mềm. Ngoài ra, SDK còn có chức năng hiển thị thông báo cũng như quảng cáo.

Các công dụng của SDK
Khả năng tích hợp nhanh các nền tảng
Hỗ trợ rút ngắn quá trình bán hàng nhờ vào khả năng tích hợp nhanh. Do đó SDK giúp làm tăng tốc độ cho nhiều giao dịch được thực hiện cùng lúc. Bên cạnh đó SDK còn có khả năng tích hợp một cách nhanh chóng các hệ điều hành, nền tảng cùng phần mềm đi kèm.

Triển khai nhanh chóng
Nếu bạn sử dụng SDK trên ứng dụng thì khả năng mã hoạt động cho thiết bị được tăng nhanh đáng kể. Không chỉ vậy chúng còn giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều thời gian.

Mở rộng phạm vi ứng dụng
Khi sử dụng đi kèm ứng dụng hoặc phần mềm SDK. Chúng sẽ giúp tăng cường phạm vi hoạt động, xuất hiện của sản phẩm. Nhờ vậy, sản phẩm sẽ tương tác rộng với các ứng dụng, phần mềm khác cũng như tăng số lượng người biết đến thương hiệu.

Giảm thiểu rủi ro
SDK cho phép người dùng tuỳ chính các cách hiển thị của sản phẩm trên các phần mềm tương tác. Chính vì vậy bạn có thể dễ dàng kiểm soát các giao diện và chức năng nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Nhờ đó mà các trải nghiệm của người dùng không bị thay đổi.

Những tính năng nổi bật của SDK tốt
- Rút ngắn quá trình bán hàng nhờ vào khả năng tích hợp nhanh.
- Giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian khi sử dụng các tiện ích của SDK.
- Có khả năng tăng cường phạm vi hoạt động của sản phẩm và ứng dụng
- Kiểm soát tốt thương hiệu và giảm rủi ro cũng như đảm bảo được chất lượng trải nghiệm của khách hàng không bị thay đổi.
- Dễ dàng tuỳ chỉnh các cách hiện thị sản phẩm trên các phần mền có tương tác với SDK.

Phân loại SDK
Được xây dựng dựa vào các tuỳ chỉnh tương ứng với ngôn ngữ lập trình. Chính vì vậy SDK được phân loại phổ biến như sau:
Android SDK
Đối với bộ công cụ SDK Android, chúng sử dụng ngôn ngữ Java. Do đó được dùng để lập trình các ứng dụng. Ngoài ra bộ cộng cụ SDK Android chạy tốt trên nền tảng Android.

iOS SDK
Giống với SDK Android, iOS SDK cũng dùng để lập trình các ứng dụng. Nhưng trên nền tảng iOS do chúng chỉ sử dụng ngôn ngữ Swift.

Windows SDK
Ngược lại đối với bộ công cụ SDK Windows thì Windows yêu cầu phải có. Bởi NET Framework SDK đi kèm với .NET để lập trình các phần mềm chuyên dụng.

VMware SDK
Bộ công cụ SDK VMware thường được dùng nhằm tích hợp với nền tảng VMware. Công cụ SDK này chỉ cho phép ảo hóa trên công nghệ điện toán đám mây.

Bắc u SDK
Bộ công cụ SDK Bắc Âu, Chúng sẽ được dùng để hỗ trợ. Nhằm tạo ra các sản phẩm Bluetooth hoặc không dây. Đây là điểm đặc biệt của bộ công cụ này.

Facebook SDK
Bộ công cụ SDK Facebook có lượng người dùng khủng. Bởi nó hỗ trợ nhiều tính năng như đăng nhập bằng tài khoản, chia sẻ ứng dụng, hiển thị các mẫu quảng cảo, cũng như gửi lời mời bạn bè sử dụng ứng dụng.

Điểm khác biệt giữa SDK và API
API và SDK đều có khả năng nối kết các phần mềm. Tuy nhiên API (Application Programming Interface) lại là dạng giao diện lập trình ứng dụng cũng như phần mềm trung gian.
Ngược lại SDK lại là một bộ công cụ nên các chương trình khác. Do đó người dùng có thể sử dụng SDK để phát triển ứng dụng hay phần mềm. Bên cạnh đó SDK còn cung cấp cho bạn những công cụ tối ưu để phát triển một ứng dụng hoặc phần mềm hoàn chỉnh.

Xem thêm:
- Backend là gì? Sự khác biệt giữa front end, back end và full stack
- IT là nghề gì? Công nghệ thông tin là gì? Các ngành trong nghề IT?
- Cross platform là gì? Lợi ích của cross platform trong lập trình
Trên đây là tất tần tật các thông tin về SDK là gì. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn có thêm kiến thức về lĩnh vực này. Cùng đón chờ các bài viết tiếp theo và để lại bình luận nếu bạn có thắc mắc nhé!