Nền âm nhạc Việt Nam với bề dày lịch sử đồ sộ đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều gương mặt đầy tài hoa nở rộ. Bài viết hôm nay, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giới thiệu một số nhạc sĩ nổi tiếng Việt Nam, có vị thế quan trọng trong giới nghệ thuật nước nhà.
Nội dung bài viết
Văn Cao
Nhạc sĩ Văn Cao (1923– 1995), ông là tác giả của những ca khúc bất hủ với dân tộc như Tiến Quân Ca – Quốc Ca. Năm 1996, ông là một trong những nhạc sĩ đầu tiên được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

An Thuyên
Nhạc sĩ An Thuyên (1949-2015. Các sáng tác nổi tiếng của ông phải kể đến như Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Hành quân lên Tây Bắc,… Ông là cây bút sáng tác rất đều đặn và tâm huyết kho tàng tác phẩm đồ sộ.

Đỗ Nhuận
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 – 1991), một trong những lá cờ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Chúng ta nhớ ngay đến những tác phẩm âm nhạc thành công như Côn đảo, Chiến thắng Điện Biên, Việt Nam quê hương tôi,…

Phạm Tuyên
Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930 quê ở Hải Dương, ông nổi tiếng với những giai điệu quen thuộc với thiếu nhi như Như có Bác trong ngày vui đại thắng, Chiếc đèn ông sao, Tiến lên Đoàn viên,…

Lưu Hữu Phước
Lưu Hữu Phước (1921 – 1989), ông là tấm gương tiêu biểu cho nền âm nhạc Nam Bộ. Sáng tác của ông gắn liền với những sự kiện lịch sử của đất nước như Non sông gấm vóc, Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng,…

Nguyễn Văn Tý
Nguyễn Văn Tý là một trong những nhạc sĩ có nhiều sáng tác về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đặc sắc như Dư âm, Mẹ yêu con, Dáng đứng Bến Tre, Bài ca năm tấn, Bài ca phụ nữ Việt Nam,…

Lê Thương
Lê Thương được xem như những nhạc sĩ mở đầu của dòng nhạc dành cho thiếu nhi. Một bài hát nổi tiếng là Thằng Cuội, thường được phát mỗi dịp tết Trung Thu cũng là đứa con tinh thần của vị nhạc sĩ tài năng này.

Đoàn Chuẩn
Đoàn Chuẩn (1924- 2001), người nghệ sĩ đã trót say mê tiếng đàn guitar Hawaii, ông tự mày mò học rồi viết nên những bản nhạc lay động biết bao thế hệ người nghe.

Phạm Duy
Phạm Duy (1921 – 2013) không chỉ là nhạc sĩ mà còn biết đến trên cương vị là nhà nghiên cứu âm nhạc, ca sĩ. Sáng của ông thường kết hợp những yếu tố của âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn (1939 – 2001), người nhạc sĩ gốc Huế với những tác phẩm để đời là cái tên bất hủ với người Việt Nam. Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca.

Phan Huỳnh Điểu
Phan Huỳnh Điểu được mệnh danh là “Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam” với những ca khúc Thuyền và biển, cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm, Bóng cây Khơ-nia,…

Y Vân
Mấy ai biết bài hát nổi tiếng “60 năm cuộc đời” là sáng tác của nhạc sĩ Y Vân. Bên cạnh đó, kho tàng nghệ thuật của ông cũng được biết đến với những cái tên Lòng mẹ, Ảo ảnh, Sài Gòn,…

Nguyễn Ánh 9
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vốn là nghệ nhân dương cầm.. Nhận được lời khuyến khích, ông đã hoàn thành phổ nhạc cho sáng tác Không, bài hát đã được ca sĩ hải ngoại Elvis Phương trình bày vô cùng thành công.

Phú Quang
Phú Quang và những khúc hát thân thương dành cho thành phố thủ đô – Hà Nội đã gắn liền với nhiều thế hệ như Em ơi Hà Nội phố, Khúc mùa thu, Chiều phủ Tây Hồ,…

Trần Tiến
Thời gian đầu sáng tác, Trần Tiến nổi tiếng với những bài ca hào hùng như Giai điệu tổ quốc, Vết chân tròn trên cát, Đồng hồ, Trần trụi 87,…Những khúc hát đương đại của ông cũng được rất nhiều bạn trẻ đón nhận.

Xem thêm:
- 10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam bạn đã biết chưa?
- Các nhà soạn nhạc nổi tiếng là ai? 21 nhà soạn nhạc danh tiếng nhất thế giới
- Các nhà soạn nhạc nổi tiếng là ai? 21 nhà soạn nhạc danh tiếng nhất thế giới
Trên đây là những nhạc sĩ nổi tiếng Việt Nam,những cây bút tài năng đã chắp nên bao giai điệu bất hủ mà bạn vẫn thường nghe lúc tấm bé. Hy vọng những sáng tác của họ sẽ luôn giữ được những giá trị nghệ thuật và dân tộc cao.