Nếu bạn là một người yêu âm nhạc thì chắc hẳn đã từng nghe qua ít nhất một tác phẩm nhạc Jazz. Tuy nhiên, bạn đã biết nhạc jazz là gì hay chưa? Hoặc một số điểm đặc trưng của dòng nhạc này. Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Nhạc jazz là gì?
Vào giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, tại New Orleans, Louisiana, Mỹ, nhạc Jazz ra đời, với sự kết hợp của các yếu tố giai đoạn đầu như sau:
Nhạc Jazz mang tiết tấu âm nhạc châu Phi, có nguồn gốc từ Ragtime và Blues. Trong những cuộc diễu hành, tang lễ và hành quân của New Orleans, Jazz là âm thanh đặc trưng. Chúng mang đậm một số yếu tố âm nhạc châu Âu thời kỳ đó.
Nhạc Jazz là một thể loại âm nhạc dựa trên sự cấp bách, sự ứng biến tài tình nhưng ở từng giai điệu bạn sẽ thấy được sự phối hợp nhịp nhàng. Để thể hiện chính mình, nghệ sĩ nhạc Jazz sử dụng sự tùy biến và sáng tạo âm nhạc ngẫu hứng mang đậm nét riêng của bản thân.

Sự phát triển của dòng nhạc Jazz
Jazz với nền âm nhạc thế giới
Nhạc Jazz được biết đến như thể loại âm nhạc đa sắc tộc. Góp phần làm xã hội thay đổi theo chiều hướng tích cực và xóa bỏ đi ranh giới phân biệt chủng tộc hiện hữu ở các nước phát triển.
Ngày nay, người da trắng yêu thích và chơi nhạc Jazz rất nhiều. Trong đó, nghệ sĩ nổi tiếng nhất ở Mỹ là John McLaughlin. Ông kết hợp cùng Miles Davis thành lập ban nhạc và tham gia biểu diễn ở Nhật Bản.

Jazz với nền âm nhạc Việt
Vào thời kỳ Pháp thuộc, nhạc Jazz bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Trước tiên, thể loại nhạc này được các nhạc công miền Bắc biểu diễn nhưng chưa thực sự phát triển. Đến khi chúng du nhập vào miền Nam nước ta cùng sự hiện hữu quân Mỹ, mới được biết đến nhiều hơn.
Năm 1990, nhạc Jazz được đưa vào chương trình giảng dạy thử nghiệm tại Nhạc viện Hà Nội. Vào năm 1996 – 2000, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội) đã đào tạo bài bản nhạc Jazz dưới sự hướng dẫn của nghệ sĩ chuyên nghiệp.
Một số nghệ sĩ Saxophone tiên phong về sự phát triển nhạc Jazz ở nước ta như: Quyền Văn Minh và Trần Mạnh Tuấn.

Đặc trưng của nhạc jazz
Ngẫu hứng và nghệ sĩ
Tác giả ca khúc nhạc Jazz có thể sáng tạo chủ đề một cách ngẫu hứng. Trong khi đó, nghệ sĩ chơi nhạc thể hiện bài hát theo phong cách riêng trên nền chủ đề có sẵn để hoàn thiện và mang đậm cá tính bản thân.
Việc sáng tác bài hát thường đi đôi với người nghệ sĩ biểu diễn. Vì vậy, đặc trưng đầu tiên của nhạc Jazz là sự ứng biến ngẫu hứng của người nghệ sĩ chơi nhạc. Nhạc Jazz khác nhạc cổ điển ở điểm với cùng một bài hát nhưng màn trình diễn sẽ khác nhau tùy theo nghệ sĩ trình bày.

Giai điệu Jazz mang tính đặc trưng riêng
Giai điệu nhạc Jazz được xây dựng chính trên thang âm có các “blue notes” hay quãng 3 và nốt ở quãng 7 của thang âm sẽ bị giảm dần về độ cao. Kỹ thuật sử dụng nhạc cụ trong thể loại này bắt nguồn từ phong cách của người da đen.
Khi nghe nhạc Jazz, bạn sẽ cảm thấy sự khác lạ, mới mẻ về giai điệu, tiết tấu, hòa thanh và cách thể hiện bài hát. Ở thể loại âm nhạc này, giai điệu âm nhạc đa màu sắc thể hiện sự tự do, thoải mái và phóng khoáng trong âm nhạc.
Mỗi một nghệ sĩ sẽ thể hiện một ca khúc với dấu ấn, màu sắc riêng, không ai giống ai.

Tiết tấu nhạc Jazz
Điểm khác biệt khiến nhạc Jazz không bị nhầm lẫn với bất kỳ dòng nhạc nào khác là tiết tấu nghịch phách, đảo phách và giật lại vô cùng được chú trọng. Đặc thù trong tiết tấu nhạc Jazz là: tiết nhịp 2 phách được thay bằng nhịp 4 phách, được nhấn mạnh ở phách 2, 4 trong ô nhịp.

Hòa thanh trong Jazz
Phần hòa thanh trong nhạc Jazz có giai điệu, cấu trúc rõ ràng và màu sắc riêng. So với quy luật cổ điển thì vòng hòa thanh Jazz phức tạp hơn rất nhiều. Nghệ sĩ sẽ tăng, giảm hợp âm một cách ngẫu hứng sử dụng những vòng hòa thành, tạo nên tính đa màu sắc.
Từ đó, khán giả sẽ cảm thấy mới lạ khi nghe các bản nhạc Jazz. Điểm quan trọng nhất là vòng hòa thanh không được lệch quá nhiều so với chủ đề của bản nhạc.

Nhạc cụ để chơi Jazz
Các loại nhạc cụ sử dụng trong nhạc Jazz là của châu Âu với phong cách diễn tấu mang phong cách Mỹ, bao gồm:
- Bộ trống và những nhạc cụ gõ.
- Saxophone, trombone, kèn trumpet, cornet và clarinette.
- Một số nhạc cụ khác như: Guitar, contrebas, piano và banjo.

Các thể loại jazz phổ biến
Smooth jazz
Smooth Jazz chú trọng đến độ êm ả và mượt mà của bài hát. Các bản phối thể loại này mang đến sự thư giãn, du dương cho người nghe.
Smooth Jazz quan tâm đến sự tự do trong cách nhấn nhịp hơn là những đặc điểm về hòa âm của nhạc Jazz chính quy. Vì vậy mà đôi khi Smooth bị nhận xét không phải là Jazz chính thống.

Cool jazz
Cool Jazz ra đời với nhu cầu thị trường hóa nên rất kén người nghe. Thực tế, thể loại âm nhạc này khá tương như Pop, Hawaiian và Jamaican. Nhịp điệu của Cool dễ nghe, tạo cảm giác thoải mái, ít dồn dập.
Các bản phối của Cool Jazz thường được nghệ sĩ xây dựng chỉnh chu và quy cách hơn các bản phối truyền thống.

Acid jazz
Acid Jazz sẽ không hề xa lạ nếu bạn là một tín đồ Lounge. Thể loại có tiết tấu nhanh hơn nhờ sự kết hợp của nhiều âm thanh điện tử, đặc biệt là synthesizer. Acid và Funk thường được đánh đồng chung với nhau nhưng lại chú trọng phần phối điện tử và độ nhịp nhàng hơn.

Funk jazz
Funk vẫn giữ được một nền hòa âm có màu sắc điện tử, với nét tiết tấu nhanh. Funk chú trọng sự ngẫu hứng của nhịp gõ và tiếng Guitar.
Thể loại này thường được thể hiện bởi các nhạc Solo như Saxophone. Nếu bạn yêu thích nhạc cụ guitar, kèn thì Funk Jazz là lựa chọn thích hợp để cover lại ca khúc yêu thích của mình.

Swing jazz
Swing jazz là thể loại được cộng đồng yêu thích và lựa chọn nhiều nhất trên thị trường hiện nay, được biết đến với tên gọi khác là JukeBox. Swing ra đời vào khoảng thập niên 40s đã gây ấn tượng mạnh nhờ tiết tấu cực nhanh và đầy cảm hứng.

Xem thêm:
- Lofi là gì? Có gì nổi bật mà dòng nhạc thu hút nhiều người nghe?
- Nhạc pop là gì? Định nghĩa về nhạc pop qua các thời kỳ
- Nhạc underground là gì? Top ca sĩ nổi tiếng giới underground
Thông qua bài viết trên, dinhnghia đã giải đáp câu hỏi nhạc jazz là gì cụ thể và chi tiết nhất. Đây là thể loại nhạc nhiều cảm giác, đa màu sắc và đa sắc tộc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan hãy để lại câu hỏi dưới đây nhé!