Mùa tuyển sinh đã tới, những ai yêu thích lĩnh vực truyền thông nhưng vẫn hoang mang không biết ngành Truyền thông đa phương tiện là gì thì hãy chớ lo lắng. Hôm nay, DINHNGHIA sẽ đem đến cho bạn những thông tin cực chi tiết và cần thiết về ngành học này!
Nội dung bài viết
Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?
Truyền thông đa phương tiện là ngành học trang bị những kiến thức liên quan đến hiển thị thông tin bằng nhiều phương tiện, ở nhiều nền tảng khác nhau. Đây là ngành học kết hợp giữa công nghệ thông tin và truyền thông báo chí để tạo nên những ấn phẩm truyền thông ấn tượng.
Sinh viên khi vào học sẽ được tiếp xúc với 2 chuyên ngành chuyên sâu hơn, đó là truyền thông thiết kế đa phương tiện và truyền thông báo chí đa phương tiện. Nhờ đó, sinh viên có thể phát triển những kỹ năng như thiết kế hình ảnh, content marketing (tiếp thị nội dung), tư duy sáng tạo,…

Phân biệt Truyền thông đa phương tiện và Quan hệ công chúng
Cả 2 ngành đều là những công cụ được sử dụng rất nhiều trong xã hội hiện đại nhờ tính lan truyền và phổ biến. Ngành Truyền thông sở hữu các công cụ PR hiệu quả như: mạng xã hội, báo chí, định dạng content đa phương tiện,… Trong khi đó, quan hệ công chúng sẽ được ứng dụng ở 1 hoặc nhiều giai đoạn khác nhau trong chiến lược truyền thông.
Cả 2 ngành đều có những điểm chung về cơ hội việc làm, thay vì bó hẹp trong 1 lĩnh vực cụ thể thì bạn có thể trải nghiệm ở nhiều mảng, vị trí khác nhau tùy vào đam mê của mình. Trong đó, quan hệ công chúng sẽ giúp xây dựng hình ảnh nhất định cho nhãn hàng còn truyền thông có mục đích chính là lan truyền thông tin.

Cơ hội việc làm ngành Truyền thông đa phương tiện
Phạm vi công việc của ngành truyền thông đa phương tiện rất rộng lớn, đa dạng do đây là 1 trong những ngành được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bạn có thể thử sức với những công việc sau sau khi theo học ngành này: Chuyên viên truyền thông, Quản trị các kênh truyền thông trực tuyến, Biên tập viên quảng cáo, Chuyên viên tổ chức sự kiện,…

Mức lương của ngành Truyền thông đa phương tiện
Mức lương trung bình trong ngành này sẽ dao động khoảng 6.500.000 – 23.000.000 đồng. Thực tế, mức lương sẽ chênh lệch dựa vào khả năng, kinh nghiệm và vị trí của bạn trong doanh nghiệp.
- Đối với sinh viên mới ra trường hoặc fresher sẽ dao động từ 6.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng.
- Nếu đã có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, mức lương sẽ từ 9.000.000 – 14.000.000 đồng/tháng.
- Những người có kinh nghiệm trên 3 năm thì mức lương sẽ lên đến 15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng, chưa tính đến việc bạn có thể nhận thêm các dự án bên ngoài.

Các trường đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện
Tại Hà Nội
Học viện Báo chí – Tuyên truyền
Đây là ngôi trường đào tạo ngành Truyền thông thuộc top khu vực miền Bắc. Những ấn phẩm truyền thông đa phương tiện của sinh viên Học viện mỗi năm đều rất ấn tượng và xuất sắc. Không chỉ vậy, sinh viên còn được trang bị khung kiến thức chắc chắn, kỹ năng chuyên nghiệp để theo đuổi ngành trong tương lai.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Học viện trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông, sở hữu hệ thống đào tạo nhiều cấp độ: Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ theo chương trình chuẩn quốc gia, chuẩn quốc tế. Học viện hiện có tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, công nghệ đa phương tiện, bưu chính, viễn thông,…

Trường Đại học Hà Nội
Đại học Hà Nội là trường đại học có lịch sử lâu đời, được xây dựng vào năm 1959, hiện trực thuộc Làng Đại học Hà Nội. Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện tại đây sẽ được đào tạo khả năng ngoại ngữ tốt, được tiếp cận kiến thức đa dạng và nhiều cơ hội tham gia các chương trình nghiên cứu quốc tế.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn TP.HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn TP.HCM với kinh nghiệm đào tạo cử nhân ngành truyền thông. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty truyền thông chuyên nghiệp.

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Đại học Quốc tế Hồng Bàng trang bị cho sinh viên những kiến thức bổ ích, cập nhật xu hướng phát triển của ngành truyền thông trên thế giới. Môi trường quốc tế sẽ giúp sinh viên được rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ ưu tú. Sau khi ra trường, sinh viên có thể thử sức tại các vị trí khác nhau trong ngành truyền thông.

Trường Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
Đại học Công nghệ TP. HCM là đại học tư thục, chuyên đào tạo các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được đào tạo đầy đủ kiến thức nền tảng về báo chí, truyền thông, công nghệ thông tin và quảng cáo. Các kỹ năng liên quan trực tiếp đến ngành nghề sẽ liên tục được cập nhật bài bản để phục vụ cho nhu cầu nghề nghiệp của sinh viên.

Xem thêm:
Trên đây là những gì bạn cần biết để giải đáp thắc mắc ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Hy vọng bài viết đến từ DINHNGHIA đã đem đến cho bạn những thông tin thú vị và bổ ích!