Bạn đang băng khoăn trong việc chọn ngành và hiểu nó. Bài viết hôm sẽ giải đáp cho các bạn hiểu về một ngành đang có nhu cầu nhân lực, để biết kỹ thuật điện tử viễn thông là gì và những thông tin cụ thể về ngành học này. Cùng DINHNGHIA.COM.VN xem ở bài viết bên dưới nhé!
Nội dung bài viết
Ngành học Kỹ thuật điện tử – Viễn thông là gì?
Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại để tạo ra các thiết bị liên lạc điện tử như: điện thoại di động, tivi, mạch điều khiển, hệ thống nhúng,… thuận tiện hơn trong việc hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu.
Xây dựng hệ thống tự động điều khiển các thiết bị, giúp cho việc giao tiếp giữa con người và máy móc trở nên thuận tiện hơn, xây dựng một hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị.

Tố chất phù hợp để học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn Thông
Để có thể học tốt ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn Thông bạn nên có những tố chất sau:
- Tư duy logic: bạn muốn theo học ngành điện tử – truyền thông, đòi hỏi bạn phải rèn luyện tư duy logic. Khả năng này rất quan trọng vì nó cho phép thu thập và xử lý thông tin liên tục giúp quản lý và vận hành các hệ thống máy phức tạp.
- Kiên trì nhẫn nại: Đối với tất cả các ngành học, tính kiên nhẫn là yếu tố cần thiết đối với mỗi sinh viên. Nhưng riêng ngành này chúng ta tiếp xúc với máy móc, điều này đòi hỏi phải sáng tạo để tìm ra những phương pháp tối ưu trong quá trình làm việc.
- Ham học hỏi và trau dồi kiến thức: Công nghệ, kỹ thuật luôn thay đổi và phát triển. Vì vậy, khi theo học ngành điện tử – viễn thông, bạn phải không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao tay nghề để không bị tụt hậu so với thế giới.
- Niềm đam mê: Niềm đam mê là yếu tố quan trọng nhất khi bắt đầu một ngành học nào đó, bởi có đam mê bạn sẽ không ngại khó khăn và thực hiện tốt bất kỳ nhiệm vụ nào. Đam mê chính là bàn đạp giúp bạn thành công dù ở đâu.

Các khối thi vào ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn Thông
Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông có mã ngành: 7520207. Tuy nhiên ở một số trường đại học sẽ có mã ngành khác là 7510302.
Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông xét tuyển với các tổ hợp môn như sau:
- Tổ hợp A00 (Toán, Vật lý, Hóa học).
- Tổ hợp A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh).
- Tổ hợp B00 (Toán, Hóa học, Sinh học).
- Tổ hợp C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý).
- Tổ hợp C02 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học).
- Tổ hợp C04 (Toán, Ngữ văn, Địa lý).
- Tổ hợp D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).
- Tổ hợp D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
- Tổ hợp D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh).

Sau khi học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông thì ra trường làm gì?
Vai trò của Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông hiện nay là không thể thay thế. Nên khi hoàn thành xong chương trình đào tạo, chúng ta có thể làm việc ở một số vị trí sau:
- Chuyên viên thiết kế tối ưu mạng, quy hoạch, quản lý mạng và vận hành hệ thống mạng tại những công ty viễn thông.
- Chuyên viên tư vấn, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty điện tử viễn thông, vi mạch, hệ thống IoT.
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì thiết bị tại các công ty điện tử, viễn thông.
Bạn có thể thử sức ở một số vị trí cao hơn như giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty trong lĩnh vực điện tử, viễn thông.

Một số trường đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông đang cần nhu cầu nhân lực nhiều, sau đây là một số trường đại học tại Việt Nam đào tạo về ngành này.
Khu vực miền Bắc
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Học viện Kỹ thuật mật mã
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc)
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Giao thông Vận tải
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Hàng hải
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Dân lập Phương Đông
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
- Đại học Kinh Bắc
Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Đại học Vinh
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Lạc Hồng
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
- Đại học Giao thông Vận tải – Phân hiệu tại TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Học viện Công nghệ Bưu vhính Viễn thông (phía Nam)
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Học viện Hàng không Việt Nam

Xem thêm:
- Bách khoa là gì? Các ngành triển vọng tại Đại Học Bách Khoa TP. HCM
- ICT là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của ICT trong các lĩnh vực
- Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất có mối quan hệ như nào?
Qua bài viết bạn đã hiểu rõ kỹ thuật điện tử viễn thông là gì rồi đúng không nào. Với những thông tin cơ bản về ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình ngành nghề phù hợp với bản thân.