Dù bạn đang làm việc ở lĩnh vực truyền thông, quảng cáo hay một cậu học sinh, cô sinh viên thì kỹ năng thuyết trình vẫn cực kỳ quan trọng. Xem ngày bài viết dưới đây cùng DINHNGHIA.COM.VN để bỏ túi cho mình cách tạo nên bài thuyết trình ấn tượng nhất.
Nội dung bài viết
Kỹ năng thuyết trình là gì?
Thuyết trình là kỹ năng truyền đạt ý tưởng của bản thân đến với người nghe một cách hiệu quả, hấp dẫn nhất.
Người thuyết trình cần đạt được mục tiêu là người nghe phải hiểu mình đang nói về vấn đề gì. Nó giúp họ giải quyết những suy nghĩ trong đời sống hay cung cấp một thông tin mới.

Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình
Thể hiện giá trị bản thân trong phỏng vấn tuyển dụng
Xin việc sẽ không còn là nỗi sợ với bạn khi bản thân thành thạo kỹ năng thuyết trình. Bởi nó giúp bạn có được sự tự tin về bản thân, thành thạo trong giao tiếp, dễ dàng nắm bắt, trình bày các vấn đề cần thiết mà nhà tuyển dụng hỏi bạn trong phỏng vấn.

Tự tin trước đám đông
Một người luôn rèn luyện kỹ năng thuyết trình ắt sẽ có sự tự tin nhất định với bản thân cùng hành động dám nghĩ, dám nêu quan điểm trước đám đông. Thêm vào đó, họ còn thu về khả năng xử lý tình huống, bình tĩnh giải quyết vấn đề khó.

Cải thiện kỹ năng giao tiếp trong công việc
Giao tiếp là điều quan trọng với những ai làm công tác nội bộ, thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn rèn luyện được điều đó, nắm bắt ý muốn của người khác nhanh chóng.

Thể hiện được năng lực bản thân, tăng cơ hội thăng tiến
Nâng cao khả năng nắm bắt ý muốn của người khác giúp bạn nhanh chóng tạo được sự tín nhiệm ở nơi làm việc. Tự tin, dám nghĩ dám nêu ý kiến giúp người có kỹ năng thuyết trình dễ dàng thể hiện năng lực bản thân. Từ đó tỉ lệ thăng tiến trong sự nghiệm ngày càng tăng cao.

Yếu tố để buổi thuyết trình thành công
Đằng sau một bài thuyết trình thành công là cả quá trình chuẩn bị lâu dài. Vậy các yếu tố nào sẽ cần thiết trước khi bạn diễn thuyết?
Rèn luyện sự tự tin của bản thân
Đã đứng trước mọi người để thuyết trình thì bạn phải tuyệt đối tự tin về bản thân mình làm được. Thay đổi suy nghĩ là điều đầu tiên để bạn đạt được sự tự tin, cần phải tin mình thực sự bản lĩnh, đồng thời cố gắng vượt qua nỗi sợ đám đông.
Bạn cần nhìn thấy và sửa chữa khuyết điểm của mình để trở thành phiên bản tốt nhất và có thể tự tin mình làm được với những gì bản thân chuẩn bị. Hãy vui vẻ chia sẻ với người nghe những gì mình muốn nói là được.

Hiểu về thính giả
Phải hiểu được mục đích của người nghe đến đây là gì và bản thân phải làm như thế nào để có thể thỏa mãn nhu cầu của họ. Tìm hiểu mong muốn của số đông người nghe sẽ giúp bạn có được cảm giác thân thuộc ngay trong buổi thuyết trình.

Chuẩn bị tài liệu và nội dung bài thuyết trình kỹ lưỡng
Bạn không thể tự tin khi chưa có bài thuyết trình chỉn chu nhất. Vì vậy đây là yếu tố quan trọng trong kỹ năng thuyết trình.
Từ phần nội dung, phương tiện điện tử cần thiết đều phải được chuẩn bị, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thực hiện buổi thuyết trình. Phải nắm rõ mình sẽ lên nói điều gì, trình tự như thế nào thì mới lưu loát và tự tin thể hiện bản thân được.

Cố gắng nói thật tự nhiên, không đọc từ kịch bản
Một trong những lỗi phổ biến nhất đối với người lần đầu thuyết trình là nhìn chằm chằm vào giấy và đọc toàn bộ nội dung trong đó. Điều làm buổi thuyết nhàm chán, thiếu chuyên nghiệp, dễ bị nói vấp, nói sai, khiến người dự không hiểu hết nội dung truyền đạt.
Sau khi đã chuẩn bị nội dung kỹ càng, bạn cần xem và hiểu rõ chúng. Chỉ khi đã hiểu những gì mình sắp nói mới có thể diễn đạt rõ ràng các ý tưởng. Bạn nên ghi các mục chính trên một tờ giấy nhỏ nếu lo rằng bản thân sẽ sót phần nào đấy.

Luyện tập trước buổi thuyết trình
Không phải ai sinh ra cũng có sẵn tài ăn nói, nên việc luyện nói trước buổi thuyết trình là điều cần thiết. Luyện tập càng nhiều lần càng tốt, trong quá trình thực hành đó chắc chắn bạn sẽ phát hiện những lỗi mà trong lúc soạn nội dung hoặc thậm chí là lên nói chính thức mới nhận ra.

Pha thêm một chút hài hước
Bạn nên khéo léo pha thêm một vài điều hài hước để dẫn dắt mọi người chú ý vào vấn đề sắp nói vì người ta thường dễ bị hấp dẫn khi được nghe các câu chuyện vui. Họ sẽ muốn biết diễn biến tiếp theo là gì thì phải chú ý vào điều bạn đang kể.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Kết hợp với ngôn ngữ cơ thể vào bài thuyết trình sẽ giúp bạn trông tự nhiên, hấp dẫn hơn khi đứng trước đám đông. Linh hoạt bàn tay, ánh mắt, một cái gật đầu cũng tạo nên sự thoải mái ở bản thân. Tương tác ánh mắt với người nghe cũng giúp họ không xao nhãng trong bài thuyết trình của mình.
Tuy nhiên, cái gì làm nhiều quá cũng không tốt, nên bạn phải biết bao nhiêu là đủ đối với loại ngôn ngữ này để không gây khó chịu cho khán giả của mình.

Mở đầu và kết thúc thật ấn tượng
Không được để một buổi diễn thuyết “đầu voi đuôi chuột”, tức là mở đầu ấn tượng thì kết thúc cũng phải hấp dẫn không kém.
Sử dụng câu chuyện vui, hình ảnh, âm thanh thu hút, tạo sự hứng thú với người nghe. Khéo léo chèn những câu trích dẫn nổi tiếng trong lúc thuyết trình. Nhấn mạnh ý chính của cả buổi một cách hay nhất để người nghe nhớ và hài lòng với thời gian mình đã dành ra.

Lắng nghe ý kiến góp ý và cải thiện
Trong lúc thuyết trình, bạn không nên quan tâm mỗi bản thân mà cần phải chú ý đến biểu cảm, thái độ của người nghe nhằm biết được họ có đang hiểu mình đang nói gì hay không.
Sau buổi trình bạn cũng nên có một phiếu để thu thập những ý kiến từ mọi người. Từ những điều trên mình biết bản thân sai sót điều gì để ngày càng hoàn thiện kỹ năng thuyết trình.

Luyện tập thật nhiều để cải thiện kỹ năng thuyết trình
Bí quyết thành công là siêng năng, chăm chỉ. Muốn thành thạo kỹ năng thuyết trình bạn phải luyện tập và chấp nhận thiếu sót của mình vô số lần.
Mỗi bài thuyết trình là một lần kinh nghiệm, thực hành nói càng nhiều, để tự tạo cho mình một phong cách riêng khi diễn thuyết. Chỉ nên tham khảo khi bạn không biết và tuyệt đối không trở thành bản copy của một ai đó.

Xem thêm:
- 3s là gì? Các yếu tố trong 3s như nào? Sự hình thành 3s có gì đặc biệt?
- PMC là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần có của PMC-er đích thực
- Đặc điểm và Tính chất của văn bản thuyết minh là gì? Cách làm bài văn thuyết minh
Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn cần những gì để làm tốt kỹ năng thuyết trình. Từ đó tự tin thể hiện cá tính bản thân với những gì mình đã chọn. Hãy ghé thăm dinhnghia để tham khảo thêm những thông tin hữu ích nha.