Sự bùng nổ của Internet và các nền tảng xã hội đã thúc đẩy tầm ảnh hưởng của KOC. Mặc dù KOC còn khá mới nhưng công việc này đang dần trở nên phổ biến hơn cả KOL. Vậy KOC là gì? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
KOC là gì?
KOC hay Key Opinion Consumer. Cũng như KOLs, KOC là những người có sức ảnh hưởng lớn trong thị trường. Họ thường nhận sản phẩm hay dịch vụ sau đó trực tiếp thử nghiệm và đưa ra các đánh giá, nhận xét mang tính khách quan.

Sau đó họ có thể làm video hoặc đăng các bài viết và chia sẻ thông tin đến những người theo dõi họ. Số lượng người theo dõi của KOC thường ít hơn so với KOL, nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến với khách hàng.
Sự khác biệt giữa KOC và KOL
Mức độ phổ biến
KOL là người có tầm ảnh hưởng, sở hữu lượng người theo dõi khủng trên các nền tảng xã hội như: Instagram, Facebook, công việc,… Công việc của họ là đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

KOC là người nhận sản phẩm hoặc tự bỏ tiền mua sản phẩm để trải nghiệm trực tiếp. Sau đó, họ sẽ bắt đầu đánh giá và xem xét sản phẩm để chia sẻ những ưu nhược điểm của sản phẩm mà họ đã trải nghiệm tới Followers của họ.

KOC có thể dẫn link Affiliate (Hình thức tiếp thị liên kết) hoặc booking (công ty, nhãn hàng,… hợp tác và sử dụng hình ảnh của họ) từ các nhãn hàng để nhận hoa hồng.
Còn KOL sẽ tiếp cận khách hàng mạnh mẽ và có độ uy tín cao hơn so với KOC ở thời điểm hiện tại.

Quy mô khán giả
KOLs được phân cấp bậc dựa trên tầm ảnh hưởng, số lượng người theo dõi trên các nền tảng sáng tạo nội dung như: TikTok, Instagram, Youtube, Facebook. Số lượng Followers của KOLs có thể dao động từ 50.000 người đến hàng triệu người.

Tùy theo tầm ảnh hưởng đến khách hàng mà giá booking sẽ khác với từng KOL. Các thương hiệu có thể lựa chọn KOL có mức giá booking hợp lý, để đem lại được hiệu quả tối ưu nhất cho hoạt động marketing.

KOC thường có lượng người theo dõi ít hơn so với KOL. Nhưng họ vẫn được sự tin tưởng của người tiêu dùng nhiều hơn so với KOL. Họ sẽ đứng trên cương vị người tiêu dùng và đưa ra đánh giá khách quan về sản phẩm.

Đặc biệt KOC Việt Nam sẽ dựa vào độ uy tín và sự tin tưởng của khách hàng để đánh giá tầm ảnh hưởng của KOC đó. Hơn nữa trên nền tảng sáng tạo nội dung như TikTok thì lượng người theo dõi không quyết định đến lượng người tiếp cận video.
Tính chuyên môn
KOLs là những người có tầm ảnh hưởng lớn hoặc hiểu biết rõ về chuyên môn trong lĩnh vực nhất định. Họ sẽ những kiến thức và độ uy tín của mình, sẽ nhận được các hợp đồng quảng cáo từ các nhãn hàng và thuyết phục được người mua sản phẩm.

Ngược lại, KOC thì họ không hiểu rõ về sản phẩm, họ chỉ đứng trên cương vị là một người mua hàng, người tiêu dùng thực tế trải nghiệm sản phẩm, rồi họ sẽ đưa ra những đánh giá mang tính cá nhân.

Làm sao để đánh giá chất lượng KOC?
Các KOC được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí chính RPG:
- Relevant: Đây là chỉ số đo lượng viral, nó thể hiện mức độ phù hợp với Influencer trong từng lĩnh vực hay ngành hàng khác nhau.
- Performance: Là chỉ số đo lường hiệu quả bán hàng dựa trên content mà KOL chia sẻ và quảng bá. Influencer có tác động lớn là những Influencer chia sẻ nội dung thu hút được khách hàng, dịch vụ đến từ doanh nghiệp.
- Growth: Họ lựa chọn những KOL có tầm ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng và phù hợp với sản phẩm nhằm đem lại hiệu quả cao cho chiến dịch quảng cáo.

Nghề KOC kiếm tiền như thế nào?
Nếu KOLs được các nhãn hàng tìm đến và ký hợp đồng theo mức giá KOL đưa ra thì KOC lại khác hoàn toàn. Họ phải tự nhận sản phẩm từ nhãn hàng hoặc bỏ tiền mua và trực tiếp trải nghiệm sản phẩm.

Họ chia sẻ đánh giá cá nhân tới những Follower. Họ sẽ nhận hoa hồng từ việc dẫn link sản phẩm, tiếp thị liên kết các cổng thương mại điện tử như: Tiki, Lazada, Shopee. Nếu lượng đơn phát sinh càng nhiều thì KOC thu được hoa hồng càng cao.
Xem thêm:
- KOL là nghề gì? Làm sao để trở thành một KOL chuyên nghiệp
- Netizen là gì? Netizen là ai, tầm ảnh hưởng của họ trên mạng xã hội
- Influencer marketing là gì? Các bước triển khai chiến dịch
KOC đang dần khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển của các nhãn hàng. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu được khái niệm KOC là gì? Hãy cùng chờ đón bài viết đầy thú vị và hấp dẫn tiếp theo nhé!