FED là gì? FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào?

Kinh tếFED là gì? FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào?

Ngày đăng:

Là một người đam mê với lĩnh vực kinh tế, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua tổ chức FED. Đây là một tổ chức tài chính quyền lực bậc nhất thế nhất, đưa ra các chính sách tiền tệ không những ảnh hưởng đến Hoa Kỳ mà còn nhiều nước khác trên thế giới. Cùng DINHNGHIA tìm hiểu xem “FED là gì?” qua bài viết dưới đây nhé.

FED là gì?

FED là từ viết tắt của cụm từ Federal Reserve System, là Cục Dự trữ Liên bang hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Tổ chức này bắt đầu hoạt động vào năm 1913 với mục đích chính là phản ứng với một loạt khủng hoảng tài chính, đặc biệt là đợt nghiêm trọng nhất vào năm 1907.

Cục Dự trữ Liên bang là một trong số ít những ngân hàng trung ương trên thế giới không chịu bất kỳ kiểm soát hay quyết định nào của chính phủ. Các phán quyết sẽ đưa ra chỉ để phục vụ cho người dân và các lợi ích công cộng.

fed-la-gi
Tòa nhà Marriner S. Eccles, trụ sở Cục Dự trữ Liên bang

Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Liên bang (FED)

  • Hội đồng Thống đốc: có trụ sở chính tại Washington D.C với 7 thành viên được đề cử bởi Tổng thống. Tất cả các thành viên trong hội đồng đều trực thuộc ủy ban thị trường mở FOMC và có nhiệm vụ đưa ra các quyết định quan trọng trong chính sách tiền tệ.
  • Ủy ban thị trường mở FOMC: bao gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc và 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là thúc đẩy thị trường tài chính ổn định, quyết định tăng giảm lãi suất và giám sát hoạt động tài chính của 12 ngân hàng.
  • Các ngân hàng của FED: 12 chi nhánh được đặt tại 12 khu vực như Boston, New York, Chicago, Atlanta, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Kansas City, Dallas, St. Louis, Minneapolis, San Francisco.
Cơ cấu tổ chức của FED
Cơ cấu tổ chức của FED

Lịch sử hình thành FED

Trong giai đoạn từ năm 1862 đến 1913, hệ thống ngân hàng trung ương Hoa Kỳ được thành lập theo Đạo luật Ngân hàng quốc gia 1863. Sau một loạt các biến động trong lĩnh vực ngân hàng các năm 11873, 1893 và 1907 tại Hoa Kỳ cho thấy tổ chức này rất cần thiết để điều phối thị trường.

Năm 1910, giới tinh hoa Mỹ đã tin rằng cần phải thay đổi hệ thống ngân hàng quốc gia sau những khủng hoảng tài chính. Mặc dù Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa luôn tồn tại nhiều bất đồng, nhưng riêng vấn đề này đều được 2 đảng thống nhất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Sau nhiều lần tranh luận nảy lửa giữa các đảng, thì cuối cùng Quốc hội đã thông qua “Đạo luật Dự trữ Liên bang” dựa trên ý tưởng của Aldrich Plan vào tháng 11/1913 Nhiều chuyên gia và Paul Warburg được chỉ định điều hành hệ thống non trẻ này.

Lịch sử hình thành FED
Lịch sử hình thành FED

Các công cụ tác động tới chính sách tiền tệ của FED

Một số công cụ tác động đến chính sách tiền tệ của FED mà chúng ta phải kể đến như:

  • Thay đổi lãi suất: USD là đồng tiền phổ biến hàng đầu thế giới. Do đó, việc thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tiền tệ, hoạt động kinh tế và doanh nghiệp.
  • Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi FED mua trái phiếu chính phủ sẽ khiến lượng tiền lưu thông tăng lên dẫn đến giảm lãi suất, kích thích chi tiêu và vay vốn ngân hàng. Ngược lại, khi FED bán trái phiếu sẽ làm giảm lượng tiền lưu thông, lãi suất tăng cao, hạn chế chi tiêu và vay vốn.
  • Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Các chi nhánh ngân hàng bắt buộc phải làm theo chỉ thị của FED về số lượng tiền dự trữ. Vì khi số lượng dự trữ lớn hơn so với quy định sẽ khiến việc vay mượn trở nên khó khăn hơn và lãi suất tăng cao.
Các công cụ tác động tới chính sách tiền tệ của FED
Các công cụ tác động tới chính sách tiền tệ của FED

Vai trò của FED đối với nền kinh tế thế giới

USD là đồng tiền chủ chốt trên thế giới mà FED lại là tổ chức duy nhất có quyền quyết định về tăng giảm lãi suất của tiền tệ. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD và gây ảnh hưởng đến các đối tác thương mại của Hoa Kỳ.

Ngoài ra, vì USD có vị trí quan trọng trong hệ thống tiền tệ quốc tế nên nhiều mặt hàng quan trọng như vàng, dầu đều được định giá bằng USD. FED là cơ quan duy nhất có thể xác lập giá trị đồng USD thông qua các hoạt động mua bán ngoại tệ.

ĐIều đó đồng nghĩa với FED cũng có thể gián tiếp kiểm soát thị trường toàn cầu thông qua việc kiểm soát USD. Vì vậy, hầu hết những quyết định của FED đều có những tác động nhất định lên nền kinh tế thế giới.

Vai trò của FED đối với nền kinh tế thế giới
Vai trò của FED đối với nền kinh tế thế giới

Trên đây là bài viết chia sẻ những nội dung xoay quanh câu hỏi “FED là gì?” mà nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thêm nhiều kiến thức về tổ chức FED nổi tiếng hàng đầu thế giới này nhé!

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan