DHA là gì? Tại sao cần phải bổ sung DHA cho cơ thể mẹ và bé

Hỏi đápDHA là gì? Tại sao cần phải bổ sung DHA cho cơ...

Ngày đăng:

DHA là gì? Có vai trò gì đối với sức khỏe, đặc biệt là ở các bà mẹ và bé là những câu hỏi luôn được quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các vấn đề trên, cùng DINHNGHIA.COM.VN theo dõi ngay bây giờ nhé!

DHA là gì?

DHA là một acid béo không no và thuộc nhóm acid béo Omega 3, là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong chất xám của não bộ và dưỡng chất của võng mạc.

DHA có trong các loại thực phẩm như rau củ, cá,…. là chất có ích cho sức khỏe, giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh tim mạch, trầm cảm, tiểu đường, thoái hóa thần kinh (Alzheimer).

DHA là một acid béo không no
DHA là một acid béo không no

Vai trò của DHA đối với cơ thể

Do DHA có thành phần cao trong chất xám và dưỡng chất võng mạc nên rất cần thiết cho sự phát triển chức năng nhìn của mắt, hệ thần kinh.

DHA rất cần thiết cho sự phát triển chức năng nhìn của mắt, hệ thần kinh
DHA rất cần thiết cho sự phát triển chức năng nhìn của mắt, hệ thần kinh

Đối với trẻ em việc thiếu DHA trong quá trình phát triển sẽ khiến bé có chỉ số IQ thấp hơn so với các bé có chế độ ăn đủ DHA cho cơ thể.

Ở người lớn DHA giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch bởi DHA sẽ làm giảm cholesterol toàn phần, triglyceride máu, LDL Cholesterol xấu trong cơ thể.

Bổ sung DHA cho bé

Tại sao cần bổ sung DHA cho bé

Trẻ em cần bổ sung DHA để phát triển một cách toàn diện vì nếu thiếu acid béo thuộc omega 3 này sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh tật và có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của cơ thể.

Ngoài ra sự thiếu hụt DHA còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ miễn dịch khiến cho trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng, đồng thời làm hạn chế mức độ thông minh và phát triển não bộ.

Trẻ em cần bổ sung DHA để phát triển một cách toàn diện
Trẻ em cần bổ sung DHA để phát triển một cách toàn diện

Cách bổ sung DHA cho bé

DHA có nhiều trong các loại thực phẩm như dầu cá, cá và các loại thủy sản, cha mẹ có thể thêm vào thực đơn của bữa ăn một cách hợp lý để cung cấp đủ DHA trong quá trình phát triển của trẻ.

DHA có nhiều trong các loại cá
DHA có nhiều trong các loại cá

Bổ sung DHA cho phụ nữ mang thai

Bổ sung DHA cho phụ nữ mang thai là điều cần thiết, quá trình bổ sung DHA bắt đầu từ khi bạn chuẩn bị có thai và cần đặc biệt chú trọng trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Với mẹ bầu có thể bổ sung DHA cho thai nhi bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều DHA hoặc từ sữa bột dành riêng cho bà bầu.

Bổ sung DHA cho phụ nữ mang thai là điều cần thiết
Bổ sung DHA cho phụ nữ mang thai là điều cần thiết

Các loại thực phẩm có DHA

Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều lạc (đậu phộng)…, chứa nhiều DHA có tác dụng tốt cho trí não và thị giác của trẻ nhỏ.

Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… là các loại cá biển cũng chứa hàm lượng lớn DHA và có thể dễ dàng chế biến thành các món ăn ngon miệng.

Đối với bà bầu có thể sử dụng sữa đặc chế được bổ sung hàm lượng DHA tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Óc chó chứa nhiều DHA
Óc chó chứa nhiều DHA

Cơ thể sẽ bị ảnh hưởng gì khi thiếu DHA?

Thiếu DHA sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng trong quá trình phát triển, dễ mắc bệnh như hen suyễn, dị ứng,…

Đối với mẹ bầu việc thiếu DHA trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của thai nhi, đồng thời còn làm tăng nguy cơ sinh non khi mang thai.

Thiếu DHA dễ mắc bệnh
Thiếu DHA dễ mắc bệnh

Những điều cần biết khi bổ sung DHA từ các thực phẩm

Đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai cần khoảng 200 mg DHA/ngày. Trẻ nhỏ từ 0 -12 tháng tuổi cần 17mg/ngày và từ 1 – 6 tuổi cần 75mg/ngày tùy theo cân nặng.

Ngoài ra cần tránh có loại cá biển chứa nhiều thủy ngân để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Trẻ nhỏ từ 0 -12 tháng tuổi cần 17mg/ngày
Trẻ nhỏ từ 0 -12 tháng tuổi cần 17mg/ngày

Xem thêm:

  • Men vi sinh là gì? Lợi ích và tiêu chí bổ sung men vi sinh tốt cho trẻ
  • HMP là gì? Top sữa có chứa HMP tăng cường sức đề kháng
  • Mangan là gì? Lợi ích và vai trò của Mangan đối với sức khỏe

Trên đây là bài viết về DHA là gì? Tại sao cần phải bổ sung DHA cho cơ thể mẹ và bé. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích dành cho bạn. Cảm ơn đã theo dõi và hẹn gặp lại!

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan