Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam. Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về lực lượng, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ngay dưới bài viết này ngay nhé!
Nội dung bài viết
Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Hương Khê
Lực lượng
Nhiều phong trào đấu tranh vũ trang đã bùng phát tại Hà Tĩnh và Nghệ An từ sau khi vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương vào tháng 7 năm 1885. Phan Đình Phùng được vua Hàm Nghi và đại tướng Tôn Thất Thuyết giao trọng trách tổ chức một phong trào kháng Pháp ở Hà Tĩnh dựa trên cơ sở của các cuộc khởi nghĩa như:
- Cuộc khởi nghĩa của Lê Ninh ở Trung Lễ (Đức Trung, Đức Thọ).
- Khởi nghĩa ở Hàm Lại, Sơn Lễ (Hương Sơn, Hà Tĩnh) của Cao Thắng và Cao Nữu.
- Khởi nghĩa ở Can Lộc, Hà Tĩnh của Nguyễn Trạch và Nguyễn Chanh .
- Khởi nghĩa của Ngô Quảng và Hà Văn Mỹ ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Thuận ở Thạch Hà (Hà Tĩnh).
- Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn và Lê Doãn Nhạ ở Nghệ An.
Khởi nghĩa Hương Khê được tập hợp lại nhằm tăng cường sức mạnh cho nghĩa quân, đồng thời dưới sự chỉ huy của Phan Đình Phùng nghĩa quân phát huy tối đa sức mạnh và có được một căn cứ vững chắc, thuận lợi cho việc xây dựng lực lượng và phát triển phong trào.

Địa bàn hoạt động
Tồn tại trong suốt 10 năm, nghĩa quân có địa bàn hoạt động chủ yếu ở bốn tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Phan Đình Phùng đã lựa chọn xây dựng căn cứ chính ở huyện Hương Sơn và Hương Khê (Hà Tĩnh), nơi đây có địa thế rừng núi hiểm trở, có dãy Trường Sơn che chắn và đường lui sang Lào khi cần thiết.
Ngoài ra, ông còn cho nghĩa quân xây dựng các căn cứ kiên cố, có hệ thống phòng thủ vững chắc, thuận lợi cho việc tác chiến như:
- Căn cứ Cồn Chùa ở xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) dùng để dự trữ lương thực và rèn đúc vũ khí.
- Căn cứ Thượng Bồng – Hạ Bồng ở hướng tây nam Đức Thọ (Hà Tĩnh) dựa vào địa thế của sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi dùng để xây dựng hào lũy, đồn trại, kho lương, bãi tập,..
- Căn cứ Trùng Khê-Trí Khê là căn cứ dự bị nằm ở hai xã Hương Ninh – Hương Thọ thuộc huyện Hương Khê.
- Căn cứ Vụ Quang có địa hình hiểm trở, tựa lưng vào dãy Trường Sơn ở phía tây Hương Khê, là nơi nghĩa quân có thể theo đường núi vào Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An và Thanh Hóa hay theo đường sông đi xuống các vùng đồng bằng hoặc khi cần thiết có thể lánh sang Lào.

Tổ chức
Những người đi theo Phan Đình Phùng là những người yêu nước, có tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Họ là những người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội như Phan Trọng Mưu, Phan Quang Cư, Lê Ninh, Cao Thắng, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Nguyễn Mục, Phan Bá Niên, Bà Tri, bà Bá,…
Lực lượng tổ chức nghĩa quân Hương Khê đã xây dựng các quân thứ dựa trên các cơ sở là các đơn vị hành chính thường lấy tên các huyện và xã. Nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ với mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 quân có trang phục giống nhau cùng với người đứng đầu có năng lực như:
- Nguyễn Thoại chỉ huy Khê thứ ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), chỉ huy là.
- Nguyễn Chanh và Nguyễn Trạch chỉ huy Can thứ ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).
- Phan Đình Nghinh chỉ huy Lai thứ ở tổng Lai Thạch thuộc Can Lộc (Hà Tĩnh).
- Nguyễn Huy Giao chỉ huy Hương thứ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
- Ngô Quảng và Hà Văn Mỹ chỉ huy là Nghi thứ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
- Hoàng Bá Xuyên chỉ huy Cẩm thứ ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
- Võ Phát chỉ huy Thạch thứ ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
- Cao Đạt chỉ huy Diệm thứ ở làng Tình Diệm thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
- Nguyễn Cấp chỉ huy Lễ Thứ ở làng Trung Lễ, thuộc huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
- Võ Phát chỉ huy Kỳ thứ ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
- Nguyễn Mậu chỉ huy Anh thứ ở huyện Anh Sơn (Nghệ An).
- Lê Trọng Vinh chỉ huy Diễn thứ ở huyện Diễn Châu (Nghệ An).
- Cầm Bá Thước chỉ huy Thanh thứ ở Thanh Hóa.
- Nguyễn Thụ chỉ huy Bình thứ ở Quảng Bình.
- Nguyễn Bí chỉ huy Lệ thứ ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

Cách chiến đấu
Chiến tranh du kích là phương pháp mà nghĩa quân Hương Khê đã sử dụng để đánh thắng nhiều trận lớn, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Dựa vào địa hình hiểm trở của vùng núi rừng Hương Khê, nghĩa quân tập trung lực lượng, đánh chiếm các đồn bốt của quân Pháp.
Không những thế, nghĩa quân dễ dàng phục kích quân Pháp khi chúng đi càn quét hoặc vận chuyển lương thực, vũ khí, đồng thời dùng cạm bẫy hay dụ địch ra ngoài đồn để tiêu diệt giặc. Nhờ sử dụng linh hoạt phương pháp chiến đấu này, nghĩa quân Hương Khê đã giành được nhiều thắng lợi trước quân Pháp.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê
Giai đoạn I (1885-1888)
Vào khoảng thời gian này, nghĩa quân đang tập trung chuẩn bị đồng thời tập trung xây dựng lực lượng để chiến đấu. Đến đầu năm 1887, sau khi giao quyền cũng như trách nhiệm chỉ huy cho Phó tướng Cao Thắng.
Phan Đình Phùng quyết định tiến ra bắc nhằm mục đích tập kết lực lượng hỗ trợ cho nghĩa quân đang suy yếu. Tại Hà Tĩnh, Cao Thắng và nghĩa quân chủ yếu tập trung huấn luyện, củng cố lại lực lượng, xây dựng và chế tạo trang bị vũ khí như súng trường theo mẫu Pháp tại làng Lệ Đông, Hương Sơn.

Giai đoạn II (1889-1896)
Tháng 09/1889, Phan Đình Phùng trở về lực lượng. Ông quyết định mở rộng địa bàn ra bốn tỉnh khi thấy cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của Cao Thắng đã có hơn một ngàn lính cùng với hơn 500 khẩu súng tốt. Địa bàn của nghĩa quân được mở rộng ra Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình và Hà Tĩnh gây cản trở cho thực dân Pháp trong quá trình đàn áp nhân dân ta.
Nhận thấy tình hình dần trở nên căng thẳng, Pháp tiến hành phong tỏa khu vực nhằm cản trở nghĩa quân bằng cách bố trí nhiều đồn lẻ với hơn 20 đồn và 30 lính canh mỗi đồn ở Hương Khê. Năm 1889, nghĩa quân Hương Khê liên tục mở các cuộc tập kích, chủ động tấn công quân địch với nhiều trận thắng tiêu biểu như trận Trường Lưu (05/1890), trận tập kích tại thị xã Hà Tĩnh (08/1892).
Năm 1892, Pháp thực hiện các cuộc càn quét sau nhiều lần thất bại với trận càn quét tiêu biểu tại khu Hói Trùng và Ngàn Sâu vốn là căn cứ của tướng Cao Thắng. Ngày 07/03/1892, nghĩa quân đánh đồn Trung Lễ, Nguyễn Hữu Thuận tiến đánh huyện Thanh Hà đồng thời bắt sống tri huyện, Cao Thắng cho quân giả lính khổ xanh bắt sống Đinh Nho Quang.
Ngày 23/08/1982, nghĩa quân đánh phá nhà lao và giải cứu hơn 70 nghĩa sĩ bị giam cầm nơi đây dưới sự chỉ huy của Nguyễn Hữu Thành. Tháng 11/1893, hơn một ngàn quân tấn công vào Nghệ An dưới sự chỉ huy của Cao Thắng, tuy nhiên ông bị thương nặng rồi hy sinh gây tổn thất lớn cho nghĩa quân.
Giặc Pháp lợi dụng cơ hội mất chỉ huy của quân ta siết chặt vòng vây, nghĩa quân cố gắng đánh trả nhưng thế lực suy yếu dần. Ngày 17/10/1894, trong trận chiến ở núi Vụ Quang nghĩa quân Hương Khê giành thắng lợi.
Ngày 28/12/1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng rồi hy sinh. Khởi nghĩa Hương Khê dần tan ra bởi những thủ lĩnh còn lại cuối cùng một phần hy sinh trên trận chiến, phần còn lại do không chịu được quá lâu nơi rừng sâu nước độc, hoặc bị địch bắt rồi giết.

Nguyên nhân thất bại
Khởi nghĩa Hương Khê đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tuy nhiên, một số yếu tố chính dẫn đến sự thất bại của khởi nghĩa này là:
- Nghĩa quân Hương Khê mặc dù có nhiều nghĩa sĩ nhưng quy mô lực lượng lại không đủ lớn để có thể đánh bại hoàn toàn quân Pháp.
- Sự chênh lệch về địa vị xã hội, văn hoá, kinh tế,… giữa các nghĩa quân khá lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức mạnh của nghĩa quân.
- Khẩu hiệu chiến đấu, vũ khí, đạn dược,… của nghĩa quân Hương Khê so với quân Pháp còn hạn chế.
- Thực dân Pháp được trang bị vũ khí hiện đại, sở hữu kinh nghiệm chiến đấu và nhận được sự hỗ trợ từ các lực lượng khác trong khu vực.
Mặc dù thất bại, nhưng khởi nghĩa Hương Khê không phải là dấu chấm hết cho sự kết thúc của các phong trào đấu tranh giành độc lập và tự do của Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa đã khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, góp phần làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê
- Khởi nghĩa Hương Khê là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam.
- Cuộc khởi nghĩa này đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.
- Nó góp phần làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam, khiến cho quân Pháp phải tốn nhiều lực lượng, chi phí để đàn áp,…
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.
- Ngoài ra, nghĩa quân đã sử dụng phương pháp chiến tranh du kích đầy tính linh hoạt, chủ động và sáng tạo.

Nhận xét về cuộc khởi nghĩa Hương Khê
Khởi nghĩa Hương Khê được xem là đỉnh cao của phong trào Cần Vương bởi đây cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất cùng với lực lượng tham gia đông đảo. Ngoài ra, cuộc khởi nghĩa được tổ chức chặt chẽ, có hệ thống chỉ huy thống nhất, dưới sự lãnh đạo tài ba của Phan Đình Phùng cùng với phương pháp chiến tranh du kích đầy linh hoạt.
Đây là một cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa lịch sử to lớn, là một bước ngoặt quan trọng trong phong trào Cần Vương. Cuộc khởi nghĩa đã góp phần làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam, đồng thời cổ vũ, động viên tinh thần của nhân dân cả nước, góp phần củng cố lòng tin vào khả năng đánh thắng thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm:
- Khởi nghĩa Bãi Sậy là gì? Nguyên nhân, Diễn biến, Ý nghĩa
- Phong trào Duy Tân: Mục đích, Ý nghĩa, Hạn chế, Nguyên nhân thất bại
- Hoàn cảnh ra đời và Ý nghĩa của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
Hy vọng kiến thức trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ về lực lượng, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hương Khê, mời bạn để lại nhận xét để cùng dinhnghia.com.vn tìm hiểu thêm nhé.