Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả không chỉ giúp thu hút khách hàng mà còn mang lại nhiều lợi ích khác, giúp doanh nghiệp bạn phát triển bền vững. Vậy chiến lược marketing là gì ? Và làm sao để xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
Chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing được định nghĩa là một kế hoạch tiếp thị giúp doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều người dùng và chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
Chiến lược marketing của doanh nghiệp thường bao gồm các phần là value proposition, thông điệp chính do doanh nghiệp truyền tải, các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu và cuối cùng là phương pháp thực hiện.

Tầm quan trọng của chiến lược marketing
Xây dựng một chiến lược marketing cho sản phẩm hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Thúc đẩy quá trình phân phối hàng hóa và dịch vụ, giúp tăng doanh thu.
- Duy trì cơ cấu và định hướng phát triển của doanh nghiệp theo hướng bền vững.
- Giúp phân tích hành vi, sở thích của khách hàng có lợi cho quá trình mở rộng thị trường.
- Thương hiệu sẽ định hình được lòng tin và sự hiện diện trong tâm trí khách hàng giúp tăng giá trị thương hiệu.

5 Bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả 2023
Để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, bạn cần thực hiện đủ 5 bước sau đây:
- Hiểu rõ khách hàng mục tiêu: Tìm hiểu insight nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bằng cách thực hiện phỏng vấn và thuê công ty nghiên cứu thị trường để đưa ra chiến lược marketing hiệu quả.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Biết điểm mạnh điểm yếu của đối thủ để đưa ra phương án cạnh tranh hơn so với đối thủ. Từ đó lôi kéo được nhiều khách hàng của đối thủ qua sử dụng thử sản phẩm của doanh nghiệp.
- Lựa chọn các kênh marketing: Giúp doanh nghiệp truyền đạt thông điệp marketing đến đúng nhóm khách hàng tiềm năng. Thường có 3 kênh marketing tiềm năng là media tự xây dựng, media lan truyền và media trả tiền quảng cáo, doanh nghiệp nên phân tích để lựa chọn kênh phù hợp.
- Chia nhỏ phễu bán hàng: Theo format AIDA gồm thu hút, Sở thích, Mong muốn và Hành động. Việc chia nhỏ từng kênh giúp doanh nghiệp tìm ra những điểm yếu trong phễu bán hàng. Từ đó, nhanh chóng chỉnh sửa để đi đến giai đoạn hành động cuối cùng.
- Thiết lập mục tiêu marketing SMART: Đảm bảo rằng mục tiêu marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Các loại hình chiến lược marketing cơ bản
Marketing đại trà hướng đến phạm vi thị trường cực rộng. Theo đó, một doanh nghiệp thực hiện chiến lược này có nghĩa là họ đã ngầm loại bỏ tính khác biệt của từng phân khúc thị trường, sản phẩm/dịch vụ của họ phục vụ mọi đối tượng, bao phủ toàn bộ thị trường.
Marketing theo hướng đại trà đề cao doanh số, cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của số đông khách hàng với mức giá tầm trung. Loại hình marketing này phù hợp với những sản phẩm/dịch vụ mang tính phổ thông như gạo, thuốc lá, ngũ cốc, cà phê,….
Ngược lại, marketing phân biệt chú trọng việc phân khúc thị trường, tập trung nghiên cứu từng phân khúc để đưa ra chiến lược marketing phù hợp với từng thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu. Vì vậy, chiến lược này cần chi phí khá nhiều, phù hợp với những công ty lớn.
Marketing tập trung là mô hình khai thác một mảng thị trường. Khi dùng mô hình chiến lược này, doanh nghiệp thường bước đầu tạo ưu thế độc quyền và có sức ảnh hưởng riêng. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ thích hợp áp dụng chiến lược marketing này.

Cách tạo chiến lược marketing đỉnh cao
Chiến lược marketing cần được nghiên cứu và phát triển dựa trên 5 yếu tố (5P) sau:
- Product (Sản phẩm): Bán cái gì? Tính độc đáo của dịch vụ của bạn? Có khác biệt như thế nào đối với đối thủ cạnh tranh?
- Price (Giá): Sản phẩm/ dịch vụ của bạn giá bao nhiêu? So sánh mức giá của bạn với đối thủ và các doanh nghiệp cùng ngành? Chiến lược giá trong marketing cũng là vấn đề quan trọng bạn cần nghiên cứu.
- Place (Địa điểm): Có thể tìm mua sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu? Nếu bạn bán ở nhiều nơi thì nên cộng phần trăm doanh thu từ tất cả các nơi.
- Promotion (Khuyến mãi): Làm sao để khách hàng biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn? Làm sao để thông tin về tính năng và lợi ích của sản phẩm tiếp cận đến khách hàng tiềm năng của bạn? Có các ưu đãi hoặc phiếu giảm giá nào để thu hút khách hàng không?
- People (Con người): Mô tả công việc của họ là gì (ví dụ bán hàng qua điện thoại, dịch vụ khách hàng)? Trình độ/ Kinh nghiệm của họ trợ giúp được gì cho doanh nghiệp của bạn?

Làm gì với các chiến lược marketing của bạn?
- Nếu bạn đang sử dụng kế hoạch kinh doanh để vay tiền hoặc gọi vốn từ các nhà đầu tư thì chiến lược và kế hoạch marketing của bạn là yếu tố cần thiết cho sự thành công của bạn.
- Nguồn tài chính là yếu tố quan trọng quyết định liệu doanh nghiệp có khả năng thực hiện kế hoạch để tiếp cận thị trường được hay không.
- Chiến lược marketing nên thay đổi linh hoạt, phù hợp với thực tế để mang đến hiệu quả cao nhất.
- Thường xuyên đánh giá và điều chỉnh chiến lược marketing của bạn để đáp ứng phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Các mô hình marketing hiệu quả
Coca Cola với mô hình marketing thương hiệu nhất quán
Sử dụng logo 2 màu trắng – đỏ, giúp khách hàng dễ dàng được nhận diện ở khắp mọi nơi. Đồng thời, hình ảnh này thường kết hợp với quảng cáo mát lạnh làm khách hàng mỗi khi nhìn thấy hình ảnh này đều liên kết với cảm giác tuyệt vời và mát mẻ khi thưởng thức Coca Cola.
Với hơn 130 năm hoạt động, dù có vài lần thay đổi logo hay slogan nhưng tất cả những lần thay đổi này đều tương đối giống nhau,các chiến dịch quảng bá và thông điệp cũng có tính thống nhất không có nhiều khác biệt.

Apple với mô hình marketing tạo ra tin đồn
Apple nổi tiếng với mô hình marketing hiệu quả dù họ chỉ chi rất ít tiền cho việc quảng bá sản phẩm mới. Mô hình họ thường dùng là marketing truyền miệng, nôm na có thể hiểu là tạo tin đồn khiến mọi người mong chờ và chào đón những sản phẩm mới.

Starbucks – Chiến lược Social Media
Starbucks tận dụng được chiến lược marketing qua Social media vô cùng tốt, giúp doanh nghiệp thiết lập màu sắc thương hiệu. Tại đây, người tiêu dùng có thể tương tác trực tiếp và gần gũi với thương hiệu.
Starbucks phủ sống hầu hết các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, mang đến cho người dùng những trải nghiệm gần gũi và thích thú.

Xem thêm:
- 4P trong marketing là gì? Chiến lược và quy trình triển khai 4P
- Agency marketing là gì? Những vai trò của agency marketing
- Brand Marketing là gì? Tất tần tật thông tin về Brand Marketing
Bài viết không chỉ chia sẻ định nghĩa chiến lược marketing là gì mà còn cung cấp rất nhiều thông tin có ích giúp bạn xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, tiếp cận và thu hút được nhiều người dùng. Đừng quên chia sẻ ngay bài viết này để nhiều người cùng biết nhé!