C2C là gì? Tìm hiểu chi tiết về mô hình C2C trong kinh doanh

Kinh tếC2C là gì? Tìm hiểu chi tiết về mô hình C2C trong...

Ngày đăng:

C2C là thuật ngữ dùng để xác định mô hình kinh doanh giữa những người tiêu dùng với nhau. Đây là loại mô hình khác phổ biến hiện nay, vì không có nhiều ràng buộc và mang lại lợi ích cao. Vậy cụ thể thì C2C là gì? Hãy cùng dinhnghia tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

C2C là gì? Đặc điểm của C2C trong hoạt động kinh doanh

Định nghĩa

C2C là viết tắt của Customer to Customer, tạm dịch là người tiêu dùng tới người tiêu dùng. Đây là một mô hình kinh doanh phổ biến mà trong đó cả người mua và người bán đều là các cá nhân.

Mô hình C2C thường thấy trong môi trường trực tuyến. Các trang web hoặc các sàn thương mại điện tử sẽ đóng vai trò trung gian trong mô hình này. Thông qua bên trung gian, các cá nhân mua và bán mới có thể thực hiện giao dịch thương mại.

Định nghĩa
Định nghĩa

Đặc điểm

  • Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: Các mặt hàng của mô hình này khá đa dạng nhưng người bán không phải là đơn vị sản xuất. Các mặt hàng họ kinh doanh có số lượng giới hạn hoặc có thể không còn có mặt trên thị trường. Vì vậy nó thu hút được khá nhiều sự quan tâm của những người tìm mua.
  • Tỷ suất lợi nhuận cao hơn: người bán sẽ được hưởng lợi nhuận cao hơn bởi không có sự ràng buộc từ nhà sản xuất hay đại lý.
  • Không bị kiểm soát chặt chẽ chất lượng và thanh toán: Vì không bị ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp nên các sản phẩm và quá trình thanh toán không bị kiểm soát chặt chẽ.
Đặc điểm
Đặc điểm

Các ví dụ về mô hình bán hàng C2C

Đấu giá

Hình thức này cho phép người bán đăng bán sản phẩm với một mức giá nhất định. Người mua nếu có nhu cầu sẽ tham gia đấu giá, ai đưa ra được mức giá cao nhất sẽ được quyền sở hữu vật phẩm. Trang web nổi bật cho mô hình này là trang đấu giá toàn cầu eBay.

Đấu giá
Đấu giá

Giao dịch trao đổi

Đây là một dạng trao đổi sản phẩm với nhau giữa những người tiêu dùng (không thanh toán bằng tiền). Hai vật phẩm được trao đổi phải có giá trị tương đương.

Giao dịch trao đổi
Giao dịch trao đổi

Dạng dịch vụ hỗ trợ

Vì trong mô hình C2C cả người mua và người bán là đều những cá nhân xa lạ nên có thể thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Để giải quyết vấn đề này mà một số dịch vụ hỗ trợ ra đời như các ví điện tử Momo, Paypal nhằm hỗ trợ thanh toán trong quá trình giao dịch.

Dạng dịch vụ hỗ trợ
Dạng dịch vụ hỗ trợ

Bán tài sản ảo

Dịch vụ này thường xuất hiện ở các trò chơi trực tuyến như Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân Mobile. Người chơi có thể đem bán các vật phẩm trong game mà mình sở hữu để đổi lại tiền thực.

Bán tài sản ảo
Bán tài sản ảo

Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh C2C

Về ưu điểm

  • Giá trị sản phẩm được tận dụng tối đa: Trong mô hình C2C, người bán có thể bán bất kỳ sản phẩm nào mà mình có hoặc các sản phẩm đã qua sử dụng nhưng người sở hữu không còn nhu cầu sử dụng nữa. Nhờ đó, giá trị của sản phẩm được tận dụng tối đa, tránh lãng phí. Ngoài ra, có những sản phẩm còn nâng cao giá trị hơn lúc mới mua do được liệt vào danh sách “hàng hiếm” vì doanh nghiệp đã ngưng sản xuất mặt hàng đó.
  • Mang lại cả lợi ích cho cả người mua và bán: Trong mô hình C2C không có sự can thiệp từ bên thứ 3 (doanh nghiệp, môi giới,…) nên người mua và bán có thể tự do định giá với nhau. Người mua có thể bán được với giá cao hơn hoặc người mua có thể sở hữu sản phẩm với mức giá rẻ hơn.
Ưu điểm
Ưu điểm

Về nhược điểm

  • Chất lượng sản phẩm không được kiểm soát: Vì giao dịch diễn ra từ hai cá nhân, không có sự ràng buộc từ doanh nghiệp hay một cơ sở nào nên rất khó để đảm bảo chất lượng sản phẩm như người bán cam kết.
  • Không đảm bảo về mặt thanh toán: Nếu người mua phải chịu rủi ro về chất lượng sản phẩm thì người bán cũng không được đảm bảo về việc thanh toán khi mua bán. Không có gì đảm bảo chắc chắn rằng người mua sẽ thanh toán tiền sau khi nhận được hàng (trừ các giao dịch diễn ra trên các sàn thương mại điện tử).
Nhược điểm
Nhược điểm

3 ví dụ về mô hình kinh doanh C2C ở Việt Nam

Mô hình C2C của Shopee

Là các “con mọt chốt đơn” thì hẳn bạn sẽ biết đến sàn thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay – Shopee.

Các cá nhân muốn bán sản phẩm thông qua Shopee sẽ tiến hành đăng hình ảnh, thông tin sản phẩm trên ứng dụng. Khi có người mua thì người bán chỉ cần đóng gói sản phẩm và giao lại cho bên Shopee. Quá trình vận chuyển tay đến khách hàng và nhận thanh toán sẽ do bên Shopee đảm bảo.

Mô hình C2C của Shopee
Mô hình C2C của Shopee

Mô hình C2C của Lazada

Lazada là sàn thương mại điện tử lâu đời với đa dạng các mặt hàng kinh doanh. Để có thể tạo gian hàng trên Lazada, người bán phải cung cấp giấy tờ chứng nhận chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm. Điều này giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như quyền lợi của khách hàng khi gặp vấn đề.

Mô hình C2C của Lazada
Mô hình C2C của Lazada

Mô hình C2C của Tiki

Tiki là sàn thương mại nổi tiếng về mặt hàng sách và văn phòng phẩm. Trong thời gian đầu ra mắt, Tiki kinh doanh theo mô hình B2C (Business to Customer), mô hình này chỉ mối quan hệ giữa doanh nghiệp tới khách hàng. Trở thành cầu nối giữa nhà xuất bản sách với người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng và bản quyền sách.

Thời gian sau đó, Tiki mở rộng kinh doanh với mô hình C2C và có nhiều mặt hàng khác hơn.

Mô hình C2C của Tiki
Mô hình C2C của Tiki

Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin có ích về vấn đề C2C là gì. Nếu cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng đọc nhé!

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan