Rối loạn đa nhân cách (MPD) là một dạng bệnh lý tâm thần, với biểu hiện đặc trưng là sự mất ý thức, thường đồng hoá bản thân với người khác. Những người mắc loại bệnh đa nhân cách này đã phải trải qua những gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Nội dung bài viết
Đa nhân cách là gì?
Rối loạn đa nhân cách (Multiple Personality Disorder – MPD) là một dạng bệnh lý tâm thần, mất nhận thức về bản thân. Vì thế, họ có xu hướng đồng hóa bản thân với người khác. Người bệnh phải chịu những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp và thường có nhiều hơn hai nhân cách thay nhau kiểm soát.

Nguyên nhân gây ra rối loạn đa nhân cách
Nguyên nhân gây bệnh đa nhân cách hiện vẫn chưa được xác định và vướng nhiều ý kiến trái chiều. Theo một số nhà nghiên cứu: đây có thể chỉ là sản phẩm tưởng tượng của cả bệnh nhân và bác sĩ điều trị.
Mặt khác, qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy, bệnh lý này có liên quan đến sang chấn tâm lý mạnh vào thời thơ ấu. Gây ra sự hình thành nhiều nhân cách tách biệt để trốn tránh thực tế hoặc bảo vệ bản thân. Vì vậy mà nhân cách thứ hai thường trái ngược với nhân cách chính.

Triệu chứng rối loạn nhân cách
Đa nhân dạng (có nhiều nhân cách)
Bệnh đa nhân cách có biểu hiện đặc trưng là có 2 hoặc nhiều hơn các nhân cách lần lượt chi phối người bệnh. Trong đó, được chia thành 2 hình thái chiếm hữu và không chiếm hữu.
- Chiếm hữu là sự xuất hiện các nhân cách trái ngược hoàn toàn so với nhân cách thông thường thường của người bệnh. Hình thái này kiểm soát cơ thể người bệnh, khiến họ có lời nói, hành vi rất khác biệt.
- Trái với chiếm hữu là hình thái không chiếm hữu. Hình thái này làm xuất hiện của các nhân cách không có sự khác biệt rõ rệt. Bản thân người bệnh có cảm giác tách rời khỏi thể chất, tinh thần, bị loại khỏi bản thân,tạo nên cảm giác không có thực.

Quên phân ly
Đây là tình trạng mà người bệnh là mất khả năng ghi nhớ những thông tin quan trọng về bản thân hoặc những sự kiện trong đời nhưng không rõ lý do. Hội chứng này không giống với tình trạng đãng trí, suy giảm trí nhớ do các bệnh lý về sức khỏe thể chất, tâm thần khác.

Các triệu chứng khác
Ngoài 2 triệu chứng nêu trên, người mắc bệnh đa nhân cách còn có các biểu hiện sau:
- Xuất hiện ảo thanh do các nhân cách khác xâm nhập vào ý thức ngay cả khi nhân cách chính đang tồn tại.
- Có thể xuất hiện ảo giác, khứu giác, thị giác, vị giác,… do các nhân cách khác thâm nhập và gây ra.
- Có cảm giác như đang nghe chỉ trích khi nhân cách khác đã thâm nhập ý thức.
- Người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng như rối loạn chức năng tình dục, xuất hiện các cơn co giật, tự làm tổn thương bản thân, lo âu và trầm cảm.

Rối loạn đa nhân cách có nguy hiểm không?
Bệnh đa nhân cách gây ra vô số hệ quả như suy giảm chức năng nghề nghiệp, giảm hiệu suất học tập, không duy trì được các mối quan hệ cá nhân, xã hội. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh dễ hình thành ý định hoặc có hành vi tự sát.

Cách điều trị bệnh rối loạn đa nhân cách
Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là phương pháp chính với mục tiêu hợp nhất các trạng thái nhân dạng và khôi phục nhân cách chính. Nhờ đó, bệnh nhân có thể trang bị những kỹ năng kiểm soát stress, ứng phó với sang chấn tâm lý và duy trì đời sống tinh thần ổn định.

Sử dụng thuốc
Đối với bệnh nhân có các bệnh lý kết hợp, sử dụng thuốc có thể cải thiện các cảm xúc tiêu cực như buồn bã, căng thẳng, lo âu,… Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích trong điều trị rối loạn đa nhân cách.

Các biện pháp hỗ trợ
Ngoài trị liệu tâm lý và dùng thuốc, một số biện pháp mà người bệnh có thể áp dụng như âm nhạc trị liệu, liệu pháp nghệ thuật,… Những biện pháp này hỗ trợ người bệnh thể hiện đầy đủ các nhân dạng và tạo sự hòa hợp để hợp nhất các nhân cách đó.

Xem thêm:
- Bệnh mù màu là gì? Có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và ảnh hưởng từ bệnh
- Pneumonia là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng của bệnh Pneumonia
- Hanahaki là gì? Nguồn gốc, triệu chứng, cách chữa bệnh Hanahaki
Bệnh đa nhân cách có tỷ lệ người mắc rất thấp nhưng hệ quả mà nó mang lại cho bệnh nhân và những người xung quanh rất lớn. Tuy còn nhiều tranh cãi xoay quanh chứng bệnh này nhưng điều quan trọng là cần phát hiện và điều trị sớm để có thể duy trì cuộc sống bình thường cho bệnh nhân.